Bệnh viêm khớp

Viêm khớp trẻ em có nguy hiểm không, bệnh đáng lo ngại của thiếu niên

Viêm khớp là căn bệnh xảy ra ở cả nam giới và ở nữ giới và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hiện nay, căn bệnh ngày càng trẻ hóa, thậm chí còn xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên. Không như lứa tuổi trung niên, dấu hiệu viêm khớp ở độ tuổi thiếu niên khá khó để nhận biết, do đó, các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ khá lo ngại vấn đề này.  Vậy vì sao thiếu niên lại mắc căn bệnh này? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Mời các bạn trẻ và các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết sau.

1, NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA CĂN BỆNH VIÊM KHỚP Ở TUỔI THIẾU NIÊN?

Viêm khớp ở độ tuổi thiếu niên là bệnh lý viêm xương khớp ở trẻ em dưới 16 tuổi. Là tình trạng viêm bao hoạt dịch không mưng mủ mãn tính. Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trên cho độ tuổi thiếu niên. Có nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân gây ra do thực thế khớp bị chấn thương hoặc sau khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng cấp.

2, ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN

Đối tượng mắc viêm khớp thiếu niên
Đối tượng mắc viêm khớp thiếu niên

Căn bệnh này xảy ra với trẻ em trong độ tuổi từ 2-16 tuổi. Tỷ lệ bé gái trên 10 tuổi mắc bệnh cao hơn bé nam và cao hơn với độ tuổi dưới 10 tuổi.

So với độ tuổi trung niên thì tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở trẻ em thấp hơn rất nhiều và diễn biến bệnh cũng nhẹ hơn, do đó dễ kiểm soát hơn. Chỉ 1 trên 10.000 trường hợp mới bị diễn biến xấu.

3, CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, các chuyên gia chia bệnh viêm khớp thiếu niên thành ba thể như sau:

  • Thể viêm ít khớp (Pauciarticular): đây là thể viêm từ 3 khớp trở xuống và kéo dài từ 6 tháng trở lên. Khi mắc thể viêm ít khớp thì sẽ xuất hiện những thương tổn ở các khớp lớn như: khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu, cổ tay khiến khớp bị sưng đau. Các khớp khác như khớp háng, khớp cột sống hay khớp nhỏ hầu như không gặp tổn thương này. Mặc dù các khớp bị viêm, nhưng nó không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
  • Thể viêm đa khớp (Polyarticular): là có từ 4 khớp bị viêm trở lên và thời gian kéo dài trên 6 tháng. Khi mắc viêm đa khớp, cơ thể trẻ vị suy nhược, chán ăn, ngủ không sâu giấc và có thể kèm theo những cơn sốt dài ngày. Các khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân, khớp đầu gối thường nổi đỏ, đau nhức và sưng tấy.
  • Viêm khớp thể hệ thống (systemic-onset): khi trẻ bị tình trạng viêm này thì ngoài đặc điểm viêm khớp đau nhức và sưng tấy ở khớp và kèm theo phát ban. Trẻ em từ 5-7 tuổi mắc viêm khớp thể hệ thống cao hơn so với độ tuổi còn lại. Ngoài ra, khi bị viêm ở thể này trẻ em có thể kèm theo biểu hiện sốt kéo dài ngày. Các khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân, khuỷu vị viêm sưng, đau nhức, nóng đỏ, thậm chí có thể bị tràn dịch khớp. Các biểu hiện của viêm khớp thể hệ thống khá giống với viêm thể đa khớp. Điểm khác biệt của hai dạng này là viêm khớp thể hệ thống thì trên da kèm thêm phát ban đỏ, không đau, không ngứa và chỉ khi sốt cao thì các nốt ban đỏ mới xuất hiện.

4, CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP THỂ THIẾU NIÊN

Chế độ ăn uống khoa học là biện pháp phòng và kết hợp điều trị bệnh đúng cách
Chế độ ăn uống khoa học là biện pháp phòng và kết hợp điều trị bệnh đúng cách

Sau khi kiểm tra, tùy vào tình trạng bệnh đang tiến triển đến đâu mà ta có thể áp dụng cho trẻ một trong những biện pháp dưới đây:

  • Chế độ ăn uống hợp lý khoa học người viêm khớp: Không chỉ riêng bệnh viêm khớp mà bất kỳ căn bệnh nào thì người bệnh cũng cần có một chế độ ăn khoa học và hợp lý. Đối với trẻ bị viêm khớp thì trong khẩu phần ăn hàng ngày, cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều Canxi, vitamin D để hệ thống xương của trẻ phát triển toàn diện. Cho trẻ ngủ đủ giấc, và ngủ trước 22h để hỗ trợ phát triển chiều cao.
  • Thuốc Đông y: Có nhiều bài thuốc đông y mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau và giảm tình trạng viêm ở trẻ.
  • Thuốc tây Y: Thuốc Tây y được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp ở trẻ và mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể phát sinh các tác dụng phụ. Do đó, phụ huynh cần có sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ trước khi sử dụng cho các bạn nhỏ.
  • Vật lý trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu: các bài tập này tác động vào vùng xương khớp, làm phục hồi chức năng ở vùng xương khớp bị tổn thương của trẻ.

5, KHI NÀO TRẺ NÊN ĐI KHÁM?

Khi trẻ có những triệu chứng sau nhức khớp, sốt kéo dài, phát ban đỏ… thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời.

Như đã nói ở trên, bệnh viêm khớp thiếu niên chưa rõ nguyên nhân gây ra nên các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm.

6. VÌ SAO LỰA CHỌN SẢN PHẨM TRẬT ĐẢ HOẠT HUYẾT KVH?

Tại sao nên sử dụng sản phẩm TRẬT ĐẢ HOẠT HUYẾT KVH
Tại sao nên sử dụng sản phẩm TRẬT ĐẢ HOẠT HUYẾT KVH?

Trật đả hoạt huyết KVH là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Bài thuốc có tác dụng:

  • Giai đoạn 1: Giảm đau, tiêu viêm bằng phương pháp hoạt huyết y học cổ truyền: là cách giảm đau nhờ sự giải tỏa chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, lưu thông mạch máu nên rất an toàn mà không gây nên tác dụng phụ như Tây y.
  • Giai đoạn 2: Phục hồi chức năng xương khớp, tăng khả năng vận động cho người bệnh. Với thành phần bao gồm các vị thuốc như: thục địa, bạch thược, xuyên khung, đương quy – bài thuốc tứ vật kinh niên của y học cổ truyền, giúp cải thiện chức năng gan, thận. Từ đó kích thích tiết dịch khớp và tái tạo sụn khớp, dần phục hồi cấu trúc xương khớp, giúp bệnh nhân vận động tốt hơn.
  • Giai đoạn 3: Duy trì sức khỏe xương khớp Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bài thuốc Trật Đả còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng tránh các tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể.

Qua bài viết trên, thuốc nam Nguyễn Kiều đã chỉ ra cho bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh viêm khớp thiếu niên. Hy vọng rằng bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm khớp khớp thiếu niên cho con chúng ta, để bé có thể phát triển khỏe mạnh.

Tags: ,