Viêm đại tràng là căn bệnh có tỷ mắc cao trong các bệnh lý nội khoa, bệnh có xu hướng ngày càng tăng và điều trị bệnh liên quan mật thiết đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Căn bệnh mà hơn 20% dân số mắc phải, do chính thói quen ăn uống không sạch sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà do tính chất khó điều trị triệt để, dễ tái đi tái lại mà có nguy cơ dẫn đến mãn tính và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để hạn chế những biến chứng và cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt hơn. Bài viết dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu tới bạn một vài điều về căn bệnh này.
1.BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ? |

Theo PGS.TS Hồ Bá Do viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền khẳng định: Bệnh viêm đại tràng thể hiện bởi nhiều triệu chứng chủ yếu là các triệu chứng liên quan đến rối loạn đường ống tiêu hóa : Đại tràng dễ kích thích, sự co bóp đại tràng tăng lên, mẫn cảm. Bệnh biểu hiện bằng những rối loạn phân là chủ yếu. Viêm đại tràng (colitis) là tình trạng đại tràng (ruột già) bị viêm nhiễm.
Bệnh viêm đại tràng chia làm các thể bệnh như sau:
- Viêm đại tràng cấp tính
- Viêm đại tràng mãn tính
- Viêm đại tràng co thắt cấp và mãn tính
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và sự xuất hiện của các triệu chứng.
Bệnh đại tràng mãn tính là gì?

Bệnh viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng nhưng diễn biến bệnh lâu dài, kéo dài dai dẳng, các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên, tái phát đi tái phát lại và bệnh khó điều trị dứt điểm, khó điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.
Dấu hiệu viêm đại tràng theo từng thể

Tùy theo từng giai đoạn, từng thể mà viêm đại tràng lại có những triệu chứng khác nhau:
Viêm đại tràng cấp tính
- Đau bụng, tiêu chảy
- Chán ăn, chướng bụng
- Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ
- Rối loạn phân
Viêm đại tràng mãn tính
- Đau bụng kéo dài
- Rối loạn đại tiện
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
- Ăn kém, sút cân nhanh
2.BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? |

Ba dấu hiệu thường gặp nhất trong bệnh viêm đại tràng đó là đau bụng, táo bón và ỉa lỏng. Ba dấu hiệu này có thể đi kèm với nhau hoặc có riêng lẻ triệu chứng.
- Dấu hiệu đau bụng : Không có đặc điểm gì cố định, không có vị trí đau nhất định, có thể đau dọc theo khung đại tràng, đau tăng lên sau ăn, thậm chí chưa ăn xong đã đau bụng, ăn đồ lạ cũng có thể bị đau bụng. Có thể đau cả khi gặp nóng hay lạnh. Đau có thể trong 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài triền miên nhiều ngày, nhưng cũng có người vài tháng mới đau một lần.
- Phân lỏng hoặc nát, phân có thể sống, phân lẫn nhầy, lẫn bọt, lượng có thể nhiều.
- Táo bón: Phân có tính chất rắn chắc, số lần đi giảm, thường kèm nhầy mũi ngoài phân. Tình trạng táo bón và tiêu chảy có thể xen kẽ những ngày có triệu chứng bệnh
Ngoài ba dấu hiệu chính thì còn có các triệu chứng như : Bụng chướng, đầy hơi, sôi bụng. Toàn thân có thể gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
3.CÁC XÉT NGHIỆM TRONG BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG |

Các phương pháp quan trọng và có tác dụng chẩn đoán xác định bệnh như :
- Xét nghiệm phân : soi phân tìm bạch cầu, tìm ký sinh trùng hay nuôi cấy để tìm vi khuẩn.
- Chụp khung đại tràng : Loại trừ được bệnh lý tắc nghẽn, có thể thấy những thay đổi về khẩu kính.
- Nội soi đại tràng : Thường thấy hình ảnh đại tràng mất tính nhẵn bóng, trở nên xung huyết phù nề. Là phương pháp quan trọng để chẩn đoán.
4.NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG |

Đại tràng được coi là bệnh “từ miệng mà ra”. Bởi nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng là do thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh…Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm đại tràng nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các loại vi khuẩn như lao, lỵ, trực khuẩn, ký sinh trùng amip, nấm,…do ăn các loại thực phẩm không sạch sẽ mang các nguồn nhiễm bệnh, ăn phải các thực phẩm có tác nhân gây ngộ độc, thực phẩm không rõ nguồn gốc, ăn thực phẩm tươi sống không chế biến chín…
Một số nguyên nhân bệnh viêm đại tràng khác như :
- Lối sống quá căng thẳng, stress, hay lo lắng, chế độ sinh hoạt không điều độ, thức khuya dậy sớm : đây cũng là một nguyên nhân gây ra chứng bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
- Mắc một số bệnh lý như đại tràng collagen, bệnh crohn, bệnh viêm loét đại trực tràng do tự miễn,…
5.CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY |
Theo PGS.TS Hồ Bá Do viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền: Có nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, đem đến hiệu quả khác nhau.
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG THUỐC TÂY Y |

Còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ ra phác đồ các loại thuốc điều trị nguyên nhân. Dưới đây là một số các thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng dấu hiệu thường gặp nhất :
- Thuốc điều trị giảm đau bụng, giảm đầy bụng, chướng hơi như: Thuốc kháng cholinergique : atropin, hyoscin,.. Thuốc chống co thắt : Alverin,…
- Điều trị táo bón dùng các thuốc có tác dụng nhuận tràng như thuốc nhuận tràng thẩm thấu, tăng nhu động ruột, thuốc làm mềm phân, hay nhuận tràng dạng thụt,…
- Thuốc điều trị chứng tiêu chảy như Loperamid, smecta,…
- Có thể bổ sung thêm các vitamin, yếu tố vi lượng như magie, kẽm để cải thiện chức năng ống tiêu hóa,…
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách cho uống các loại men.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG THEO ĐÔNG Y |

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp Tây y (uống thuốc) giảm đau nhanh, tạm thời hết triệu trứng ban đầu, nhưng uống nhiều thuốc sẽ gây tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, đặc biệt sẽ rất hại gan và dạ dày. Đây là phương pháp điều trị tốn kém mà không điều trị tận gốc của bệnh. Vì thế, mà đa số bệnh nhân tìm đến đông y để điều trị tận gốc căn bệnh này. Ưu điểm điều trị bệnh viêm khớp bằng đông y như sau: giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, sau đó cân bằng được hệ vi sinh lợi khuẩn. Trong khi đó, thuốc tây y lại tiêu diệt hết các vi khuẩn và ký sinh trùng trong đó có cả lợi khuẩn trong ruột.
Bệnh viêm đại tràng theo quan điểm của Đông y như sau: Theo YHCT viêm đại tràng có bệnh danh là tiết tả, kiết lỵ, hưu tức lỵ nguyên nhân theo Y học cổ truyền bao gồm :
- Do ngoại cảm lục dâm gây tổn thương tỳ vị.
- Do ăn uống không điều độ, ăn thực phẩm đồ uống không phù hợp sinh ra thấp nhiệt gây ứ ở đại tràng gây bệnh.
- Do tình chí tổn thương, can khí uất hại đến tỳ làm chức năng tỳ bị rối loạn.
- Bệnh lâu ngày tái phát nhiều lần, tỳ dương hư, ảnh hưởng tới thận dương hư, gây ra chứng tỳ thận dương hư, biểu hiện bằng triệu chứng ngũ canh tả.
Điều trị căn nguyên gốc của bệnh viêm đại tràng cần kết hợp nhiều biện pháp như dùng thuốc đông y kết hợp với biện pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh…) .
Đông y dựa trên “Biện chứng luận trị”: Là phương thức dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp:
- Thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt, táo thấp
- Với thể can tỳ bất hòa thì phải sơ can, giải uất, phù tỳ
- Với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ, ích vị, thăng thanh, giáng trọc
- Với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ, thận, cố sáp, chỉ tả
- Với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ, ích khí
- Với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp
Thể hàn thấp
- Triệu chứng : đau bụng âm ỉ, sôi bụng, ỉa lỏng phân bạc màu như phân vịt. Sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.
- Bài thuốc : Hoắc hương chính khí tán ( gồm vị : Hoắc hương 12g, cát cánh 8g, phục linh 10g, hậu phác 8g, tô diệp 12g, bạch truật 8g, bán hạ 8g, đại phúc bì 10g, trần bì 6g, cam thảo chích 4g ) bài thuốc có tác dụng giải biểu tán hàn, hóa trọc chỉ tả.
Thể thấp nhiệt
- Triệu chứng : đau bụng từng cơn, đau quặn, thường hay mót đại tiện, đại tiện phân sống, có nhầy, phân vàng nhớt mùi thối, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ngắn vàng, rêu lưỡi vàng dày nhớt, chất lưỡi hơi đỏ, mạch nhu hoạt hoặc mạch sác.
- Bài thuốc : Cát căn cầm liên thang gia vị ( gồm vị : cam thảo trích 6g ,Cát căn 16g, hoàng liên 8g, hoàng cầm 8g,), bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hóa trọc chỉ tả.
Thể thương thực
- Triệu chứng : đau bụng nhiều, sôi bụng, đại tiện phân sống mùi rất thối, đại tiện xong đỡ đau. Bụng đầy chướng, không muốn ăn, ợ ra mùi chua và nồng, rêu lưỡi dày bẩn, mạch huyền sác hay trầm huyền.
- Bài thuốc : Bảo hòa hoàn gia giảm ( gồm vị : Sơn tra 16g, thần khúc 8g, mạch nha, bạch linh 12g, liên kiều 4g, bán hạ 6g, trần bì 4g, la bạc tử 4g), bài thuốc có tác dụng tiêu thực đạo trệ.
Thể can khắc tỳ
- Triệu chứng : đau bụng lan ra hai bên mạng sườn, đầy bụng, chướng hơi, đại tiện lúc táo lúc lỏng, phân có nhầy. Tính tình hay cáu gắt, khi cáu gắt thì đau bụng, đi ngoài tăng lên, ngủ ít. Chất lưỡi đỏ hồng, rêu trắng hoặc vàng, mạch huyền.
- Bài thuốc : Thống tả yếu phương gia giảm ( gồm vị : phòng phong 12g, bạch truật 16g, trần bì 8g, bạch thược 12g ) , bài thuốc có tác dụng điều hòa can tỳ.
Thể tỳ vị hư
- Triệu chứng : đau bụng âm ỉ, đầy chướng, sôi bụng, chườm nóng đỡ đau, người mệt mỏi ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường nát lỏng, chất lưỡi bệu, có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn.
- Bài thuốc : Sâm linh bạch truật tán gia giảm ( Gồm vị : Nhân sâm 8g, hoài sơn 12g, bạch biển đậu 12g, mạch nha 12g, sa nhân 8g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, liên nhục 12g, mộc hương 4g ), bài thuốc có tác dụng ôn trung kiện tỳ, chỉ tả.
Thể tỳ thận dương hư
- Triệu chứng : Vào lúc canh năm rạng sáng xuất hiện đau bụng vùng hạ vị, sôi bụng rồi đại tiện lỏng, đại tiện xong thì giảm đau, trong y học cổ truyền đây được gọi là chứng ngũ canh tả. Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, ăn kém, chậm tiêu, lưng gối mỏi yếu, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm nhược tế.
- Bài thuốc : Tứ thần hoàn ( gồm vị : ngô thù 8g, nhục đậu khấu 8g, ngũ vị tử 6g, phá cố chỉ 16g ), bài thuốc có tác dụng ôn thận trợ tỳ dương, chỉ tả.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG THEO DÂN GIAN |

- Riềng : Riềng là một loại gia vị được sử dụng thường xuyên trong việc chế biến các món ăn, với tình chất và các thành phần có trong riềng thì nó có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng ở người mắc bệnh đại tràng. Có thể sử dụng riềng cắt lát thêm lá lốt hoặc búp ổi non để đun nước hãm trè uống hàng ngày.
- Gừng : cũng như riềng, gừng cũng là một loại gia vị quen thuộc đối với người việt, gừng có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng , thích hợp với các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do gặp phải hàn nhiều như ăn đồ sống lạnh, hay đau do gặp lạnh. Gừng có thể sử dụng nấu nước uống, cũng có thể thêm chút đường để sử dụng.
- Mật ong và nghệ : từ lâu việc sử dụng mật ong và nghệ để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa không còn lạ lẫm. Nghệ và mật ong có công dụng thúc đẩy tiêu hóa và làm lành các tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa. Có thể sử dụng mật ong cùng tinh bột nghệ pha thành nước uống, cũng có thể luyện thành viên hoàn để dễ sử dụng.
- Lá vối : lá vối có các thành phần được coi là chất kháng sinh tự nhiên nên việc sử dụng lá vối hãm nước chè uống hàng ngày thay nước lọc cũng là một cách điều trị bệnh viêm đại tràng.
Các phương pháp này đều lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ.Tuy nhiên, các bài thuốc này với mỗi người bệnh lại cho hiệu quả khác nhau. Đồng thời, phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp viêm đại tràng cấp tính, bệnh mới phát, còn trường hợp mãn tính sẽ gần như không thấy có hiệu quả.
6.PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG |

Tầm quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng đó là phải kết hợp giữa việc dùng thuốc và chế độ sống sinh hoạt là điều cơ bản nhất. Việc phòng ngừa nguy cơ mắc cũng như giảm thiểu việc tái phát bệnh cũng là cách hiệu quả để hạn chế những tác hại mà bệnh đem lại. Vậy phòng ngừa bệnh viêm đại tràng như thế nào?
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý : Không nên ăn các thực phẩm khó tiêu, các loại thực phẩm không hợp với cơ thể, những chất kích thích. Đối với tình trạng táo bón cần ăn nhiều chất xơ, thực phẩm dễ tiêu để hỗ trợ tiêu hóa. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kĩ và không nên ăn quá nhiều đồ ăn cùng một lúc dẫn tới tình trạng khó tiêu. Không nên sử dụng các loại thực phẩm còn tươi sống : rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá…Không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng : hải sản, chất có cồn hay chất kích thích, thực phẩm chua cay,..
- Đi đôi với việc chỉnh chế độ ăn là kết hợp với việc luyện tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định dù là táo bón hay ỉa chảy. Luyện tập đi vào buổi sáng là tốt nhất, có thể dùng các phương pháp xoa bụng để kích thích.
- Thay đổi môi trường sống để giảm căng thẳng mệt mỏi
- Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa, cân bằng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân như: rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi nấu ăn,…
- Hạn chế tình trạng lo âu, buồn rầu, tránh stress, căng thẳng kéo dài, tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và lành mạnh.
- Nên tập thể dục thể thao hàng ngày để gia tăng sức khỏe.
- Hạn chế nhất việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý lạm dụng, vì việc tự ý sử dụng các loại kháng sinh có thể gia tăng tình trạng bệnh.
7.BỆNH ĐẠI TRÀNG NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ? |
Bệnh đại tràng là căn bệnh mà nguyên nhân liên quan đến vấn đề ăn uống. Vì vậy ăn những thực phẩm nào phù hợp và không phù hợp cũng là một cách phòng tránh bệnh hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh. Nếu chúng ta ăn đúng cách và sử dụng thực phẩm phù hợp thì đường tiêu hoá sẽ khoẻ mạnh và giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Việc ăn uống theo một chế độ hợp lý và khoa học kết hợp với điều trị bệnh là một cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả nhất
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG NÊN ĂN GÌ? |
Rau xanh, hoa quả
Với những bệnh nhân có triệu chứng viêm đại tràng mà bị táo bón thì nên sử dụng các loại rau củ quả, trái cây có nhiều chất xơ để thúc đẩy hỗ trợ tiêu hoá như chuối, rau cải, …… Nên cắt nhỏ thức ăn để dễ tiêu hoá hơn.
Nhưng với bệnh nhân có dấu hiệu ỉa lỏng nhiều hơn thì lại nên hạn chế việc ăn thực phẩm nhiều chất xơ vì chất xơ có thể làm tăng tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Uống nhiều nước
Việc cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng có tác dụng rất tốt. Có thể bổ sung bằng nước lọc hoặc các loại sinh tố trái cây, rau củ…
Sữa chua :
Sữa chua là nguồn bổ sung các lợi khuẩn cho đường tiêu hoá
Bổ sung vi khuẩn có lợi sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hoá. Lợi khuẩn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp cân bằng vi sinh đường ruột làm giảm dấu hiệu phân bất thường. Ngoài ra lợi khuẩn còn có tác dụng hình thảnh lớp màng sinh học giúp làm lành vết loét và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá. Lợi khuẩn còn có tác dụng giúp kích thích tiêu hoá và cảm giác ăn ngon miệng.
Thực phẩm chứa đạm:
Đạm là thành phần quan trọng giúp các hoạt động sống của cơ thể lại có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Nên bổ sung thực phẩm đạm như :thịt nạc, trứng, cá, giá, sữa không đường. Nhưng nên cung cấp đạm ở lượng vừa phải và nên sử dụng thịt xay để dễ tiêu hoá hơn.
Thực phẩm chứa cellulose
Ngoài đạm và chất xơ, người viêm loét đại tràng nên bổ sung Các loại thực phẩm chứa nhiều cellulose , vỉ chúng có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy, có thể ăn khoai mì, khoai lang, táo, bánh mì nướng,…
Nên ăn các thực phẩm không dễ gây kích ứng và các loại thực phẩm dễ tiêu: như: gạo, thịt gà, sữa, ngũ cốc,….
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG KHÔNG NÊN ĂN GÌ? |

- Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất có cồn và đồ uống có ga. Các loại thực phẩm này dễ gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng. Đặc biệt chúng còn làm gia tăng tình trạng tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá làm các dấu hiệu ngày càng trầm trọng hơn.
- Đồ ăn chua, cay, nóng như ớt, tiêu, chanh, kim chi,…. vì chúng gây kích thích niêm mạc đường tiêu hoá làm gia tăng bệnh.
- Thực phẩm lên men : không nên ăn các thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối, cá muối, thịt muối ,… Vì chúng là những loại thực phẩm có chứa các loại vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hoá và dễ gây kích ứng đường tiêu hoá làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.
- Không ăn quá nhiều thực phẩm quá ngọt và thực phẩm nhiều dầu mỡ : vì các loại thực phẩm kể trên sẽ gây ra triệu chứng đầy bụng và khó tiêu, nguy cơ viêm loét đường ruột.
- Đồ tanh, sống, lạnh, để lâu, ôi thiu : khic sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do chứa nhiều vi khuẩn có hại, gây nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy..
- Thực phẩm quá cứng : vì khi tiêu hóa gây cọ xát khiến niêm mạc đại tràng tổn thương thêm, làm bệnh viêm đại tràng thêm nặng.
8.TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI CỦA BỆNH NHÂN VỀ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG |
Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh nhân vị bệnh viêm đại tràng, PGS.TS Hồ Bá Do viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bệnh nhân trên khắp 3 miền đất nước. Sau đây thuốc nam Nguyễn Kiều xin tập hợp và trả lời người bệnh như sau:
CÁC BỆNH ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP |

Ngoài bệnh viêm đại tràng mà đã nhắc qua bài viết trên thì một số bệnh liên quan đến đại tràng có thể hay gặp như là :
- Phình đại tràng ở trẻ em : đây là căn bệnh bẩm sinh ở trẻ, do trẻ sinh ra có đoạn đại tràng bị thiếu các hạch thần kinh làm cho những đoạn đại tràng đó không có nhu động ruột, không có khả năng co bóp và càng ngày càng giãn to ra. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra tình trạng tắc ruột cấp tính có thể gây tử vong.
- Bệnh k đại tràng : hay còn được gọi là ung thư đại tràng, là bệnh do các tế bào bất thường có khả năng phát triển và xâm lấn tại đại tràng và có thể sang các cơ quan bộ phận khác.
- Bệnh đại tràng polyp: là một tổn thương nhỏ có hình dạng giống khối u nằm ở trên bề mặt đại tràng, phần lớn chúng lành tính nhưng có một số ít có thể phát triển thành ác tính
VIÊM ĐẠI TRÀNG GÂY ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO? |

Viêm đại tràng là căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và gây cản trở cho sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh còn nguy hiểm hơn như: thủng đại tràng hay ung thư đại tràng
VIÊM ĐẠI TRÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? |

Viêm đại tràng tụy là căn bệnh có tỷ lệ gây tử vong rất thấp nhưng viêm đại tràng là căn bệnh dễ tái đi tái lại, điều trị không dứt điểm có thể dẫn tới mạn tính. Nếu mắc viêm đại tràng mãn tính, thì có thể gia tăng nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Gây xuất huyết: Do việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh chống viêm trong quá trình điều trị bệnh, cùng với việc hay sử dụng các thực phẩm không phù hợp làm cho lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm dẫn tới lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi. Khi lớp niêm mạc thường xuyên bị viêm nhiễm nặng nề thì có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết.
- Thủng đại tràng: Biến chứng này thường xuất hiện sau quá trình điều trị dài ngày sử dụng các thuốc kháng sinh chống viêm , dẫn tới các lợi khuẩn ở đường ruột bị giảm xuống, làm cho lớp niêm mạc không còn lợi khuẩn bảo vệ, lớp lông nhung bị trơ trọi, dẫn tới tình trạng vết loét sâu vào thành của đại tràng. Đây là biến chứng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm. Do quá trình và thời gian bị bệnh viêm đại tràng mãn tính mà nguy cơ mắc bệnh ung thư bị tăng lên. Khi bị viêm lâu ngày thì lớp niêm mạc đại tràng bị viêm loét và tình trạng này tái phát liên tục kéo dài, dẫn tới nguy cơ các tế bào biểu mô có thể bị loạn sản và chuyển thành ác tính.
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? |

Bệnh viêm đại tràng là một căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó chữa do nó có nhiều nguyên nhân và liên quan mật thiết tới chế độ sinh hoạt, bệnh rất dễ tái phát và khó dứt điểm. Vì thế để điều trị căn bệnh này cần kết hợp từ phương pháp điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen sống.
Hiện nay để điều trị bệnh thì ngoài việc giải quyết các triệu chứng thì cần nên điều trị cả gốc bệnh, cùng với đó là khôi phục được niêm mạc và chức năng đường tiêu hóa. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh cả gốc lẫn ngọn mà hiện nay ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây y, người bệnh nên phối hợp điều trị bằng y học cổ truyền. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ tăng hiệu quả điều trị, giúp ngăn chặn tình trạng tái đi tái lại.
BỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG ĂN CHUỐI ĐƯỢC KHÔNG? |
Chuối là một loại quả được trồng khá nhiều ở nước ta, chuối được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào vì nó có chứa các thành phần như : cacbonhydrat, chất xơ, prebiotic, kali và các loại vitamin B,C. Chuối được biết đến có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch, nhất là các trường hợp thiếu kali. Đối với bệnh đại tràng nhờ những thành phần như chất xơ và prebiotic mà giúp cho hệ tiêu hóa có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, do chất xơ có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, kích thích tăng cường nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc , chất prebiotic lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, tiêu diệt những vi khuẩn có hại góp phần giảm thiểu các nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên chúng ta nên bổ sung chuối ở một lượng vừa phải không nên ăn một lúc quá nhiều, nhất là những bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy nhiều hơn thì không nên ăn chuối.
Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới bạn một cách tổng quan nhất về căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh viêm đại tràng tuy khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nhưng hiện nay nhờ những nghiên cứu và ứng dụng tiên tiến, sự phối hợp giữa đông và tây y trong điều trị bệnh.

Tại công ty thuốc nam Nguyễn Kiều chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm Trường liên thảo NK có nguồn gốc tự nhiên, với thành phần chính là các vị thuốc nam và có nguồn gốc từ bài thuốc trị viêm đại tràng của cố lương y Nguyễn Kiều đã được đưa vào sử dụng và đã đem lại hiệu quả chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân.
Tags: bệnh đại tràng, rối loạn tiêu hóa