Bệnh viêm họng - viêm amidan

Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát bệnh viêm amidan

Bệnh viêm amidan là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, do ô nhiễm môi trường, do khí bụi, điều kiện sinh, sinh hoạt kém…nhất là thời điểm giao mùa. Dù là bệnh thường gặp, nhưng người bệnh không được chủ quan chờ bệnh tự khỏi. Bác sĩ chuyên khoa 2 Mai Thị Thanh Hằng, nguyên chủ nhiệm khoa Lão – Viện Y học cổ truyền quân đội, việc điều trị sớm sẽ giúp rút ngắn 70% thời gian điều, và điều trị đúng thời điểm , virus sẽ sớm bị ức chế, các triệu chứng sưng đau, viêm đỏ, ngứa rát cổ cũng không còn, nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu mà người bệnh gặp phải. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám đông y để tiến hành khám và chữa trị.

Bài viết sau đây, thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu chi tiết về triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh tái phát bệnh viêm amidan, để cho bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này.

1.Viêm họng amidan là bệnh gì?

Viêm họng amidan là bệnh gì?
Viêm họng amidan là bệnh gì?

Viêm amidan là căn bệnh do tổn thương viêm nhiễm ở thể cấp tính và mãn tính tuyến amidan. Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Căn bệnh này thường gặp nhất ở đối tượng 5-15 tuổi, vì thế mà phụ huynh cần hết sức quan tâm và chú ý con của mình.

2.Những nguyên nhân gây viêm amidan

Những nguyên nhân gây viêm amidan
Những nguyên nhân gây viêm amidan

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng amidan, bố mẹ cần hết sức lưu ý để phòng tránh cho con của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mà thuốc nam Nguyễn Kiều hay gặp ở bệnh nhân như sau:

  • Bệnh nhân bị lạnh
  • Do vi khuẩn hoặc virus ở sẵn trong mũi và họng người bệnh, khi cơ thể người bệnh suy giảm sức đề kháng thì sẽ tấn công và gây bệnh;
  • Do cấu trúc của amidan có khe hốc, nên dễ là nơi trú ngụ và phát triển của vi khuẩn; Đồng thời amidan nằm ở giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và tấn công.
  • Hoặc sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như cúm gà, sởi, ho gà,..

3.Triệu chứng viêm amidan (biểu hiệu bệnh)

Triệu chứng viêm amidan (biểu hiện bệnh)
Triệu chứng viêm amidan (biểu hiện bệnh)

Tương tự như bệnh viêm họng, viêm amidan cũng chia thành 2 dạng amidan dưới đây:

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là tổn thương  viêm sung huyết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, do 2 nguyên nhân chính là vi khuẩn và vi rút:

  • Trường hợp do virus tấn công thì biểu bệnh ở thể nhẹ
  • Trái lại do vi khuẩn gây ra bệnh ở thể nặng

Đa số bệnh nhân có độ tuổi từ 5-15 tuổi mang những triệu chứng sau đây:

  • Bệnh nhân đột ngột cảm giác rét nhưng vẫn sốt 38-39 độ C;
  • Khi bị nhiễm khuẩn , thì cả người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu sẽ có màu đỏ và nuốt cổ sẽ cảm giác đau và nuốt vướng;
  • Trong họng tại vị trí amidan sẽ cảm giác nóng và rát, khi đó sẽ đau nhói lên tai, cảm giác đau tăng lên khi người bệnh nuốt và ho
  • Đường thở khó, và sẽ thấy người mình thở khò khè, khi ngủ sẽ ngáy to;
  • Đặc biệt, khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản sẽ gây ho từng cơn, gây đau tức ngực, đờm có nhầy, khàn tiếng , môi thì khô và lưỡi trắng bẩn,…

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan , thường là q năm bị tái đi tái lại nhiều lần.

Độ tuổi mắc bệnh là cả người lớn và trẻ em, với những triệu chứng cụ thể sau đây:

  • Ban đầu có những triệu chứng không rõ rệt, có khi không có triệu chứng gì, giống y triệu chứng viêm amidan cấp tính.
  • Người bệnh hay sốt vặt, thường cảm thấy ngứa vướng và rát họng khi nuốt và thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết;
  • Thường ho khan từng cơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, giọng nói mất trong và thi thoảng khàn nhẹ;
  • Chất mủ chứa trong hốc của amidan sẽ gây ra hơi thở hôi;
  • Biểu hiện cụ thể nhất của mãn tính chính là tiếng thở khò khè và đêm ngủ ngáy rất to.

4.Phân biệt viêm amidan và ung thư vòm họng

Phân biệt viêm amidan và ung thư vòm họng
Phân biệt viêm amidan và ung thư vòm họng

Rất nhiều bệnh nhân cảm giác thấy đau họng, khó nuốt, cảm thấy lo lắng sợ bị ung thư, sợ sắp chết, không dám vào việm kiểm tra nhỡ ra ung thư. Tuy viêm amidan và bệnh ung thư vòm họng có một số điểm giống nhau nhưng rất dễ dàng phân biệt. Các bạn hãy tham khảo bảng sau đây để theo dõi xem mình có những triệu chứng gì?

Viêm amidan có mủ Ung thư vòm họng
Không đau đầu Đau đầu: lúc đầu đau âm ỉ không thành cơn sau đau dữ dội
Không có triệu chứng mắt Triệu chứng mắt: vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện lác, nhìn đôi, sụp mí, giảm thị lực
Không ngạt mũi Ngạt mũi: ở giai đoạn ung thư tiến triển, bệnh nhân có thể bị ngạt mũi liên tục, chảy máu mũi, chảy mủ lẫn máu.
Đôi khi đau tai (khi há miệng to),không ù tai Lúc đầu ù tai nhẹ một bên sau ù cả hai bên, nghe kém đi rất nhiều
Giữa và bao quanh amidan xuất hiện mủ
Vướng họng, đau nhói trong họng, nuốt đau, không nuốt được
Sốt
Hàm sưng Nổi hạch góc hàm: hạch lúc đầu nhỏ, rắn có thể di động, ấn có cảm giác đau và sau lan đến nhiều vị trí khác

Bảng so sánh này chỉ mang tính chất tham khảo là chính. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám cho chính xác, làm các xét nghiệm Tai mũi họng cần thiết để biết kết quả chính xác nhất

5.Cách điều trị viêm amidan cấp tính và mãn tính

Hiện nay, từ đông y đến tây y có rất nhiều cách trị bệnh viêm amidan nhưng mục tiêu chính là hạn chế phẫu thuật cắt amidan, vì amidan đảm nhận chức năng miễn dịch quan trọng trong cơ thể

Điều trị viêm amidan bằng thuốc:

Bằng Tây y: dùng thuốc kéo dài từ 7 – 14 ngày (tùy từng trường hợp).

Phương pháp điều trị bằng Tây y
Phương pháp điều trị bằng Tây y
  • Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: viêm amidan do nhiễm liên cầu thường được điều trị bằng kháng sinh như penicillin. Trường hợp trẻ nhỏ không thể nuốt được thì sử dụng đường tiêm.
  • Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 10 ngày theo từng biểu hiện của người bệnh. Khi thấy khá hơn vẫn phải dùng hết liều lượng bác sĩ chỉ định, tránh trường hợp kháng kháng sinh về sau. Khi bạn dừng kháng sinh sớm, thì sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, dẫn đến viêm lại thậm chí gây biến chứng nặng hơn.
  • Ngoài ra, người bệnh cần song song thực hiện dùng dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng, hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn và nằm nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Chữa trị viêm amidan bằng đông y:

Chữa trị viêm amidan bằng đông y
Chữa trị viêm amidan bằng đông y

Chữa trị bằng thuốc bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều và phương pháp châm cứu bấm huyệt

  • Viêm amidan cấp thể nhẹ: phương pháp chữa trị sơ phong thanh nhiệt, tân lương biểu. Với một số bài thuốc như: thanh yên lợi cách thang gia giảm hoặc ngân kiều tán gia giảng. Lưu ý với trẻ con nên dùng liều ít hơn;
  • Viêm amidan cấp thể nặng: nguyên tắc trị bệnh là thanh nhiệt giải độc ở phế vị hoạt huyết trừ mủ. 2 bài thuốc tham khảo như sau: phức phương lượng cách thang gia giảm hoặc hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm. Với trẻ nhỏ cần dùng liều ít hơn.
  • Viêm amidan mãn tính: chữa trị trên nguyên tắc dưỡng âm thanh phế, hoạt huyết tiêu viêm. Tương tự có rất nhiều bài thuốc dành cho người bệnh, mỗi một phòng khám sẽ có bí quyết riêng.
  •  Trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan cấp có thể tiến hành châm các huyệt như thiên đột, giáp xa, hợp cốc, khúc trì. Hoặc tiến hành nhĩ châm vùng tuyến amidan, họng hầu.

Phẫu thuật cắt amidan

Những trường hợp sau đây cần phải tiến hành cắt amidan ngay:

  • Viêm amidan mạn tính đã được điều trị nội khoa tích cực nhưng người bệnh vẫn đau họng dai dẳng, viêm đau hạch cổ, hơi thở hôi
  • Viêm amidan tái phát hơn 6 lần trong một năm, hoặc 3 lần mỗi năm trong 2 năm
  • Mưng mủ quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
  • Khi bệnh nặng dẫn đến gây bít tắc đường thở, đường ăn
  • Nghi ngờ bệnh phát triển sang giai đoạn  áp xe, ung thư amidan
  • Viêm amidan gây biến chứng viêm cầu thận hoặc gây mưng mủ hạch cổ.

Khuyến cáo khi cắt amidan

Không phải trường hợp nào cũng có thể cắt amidan khi bị viêm được, thực tế số trường hợp chỉ định cắt amidan rất hạn chế:

  • Trẻ em bị viêm amidan thể nhẹ rất nhiều, chỉ cần theo phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa. Khi có chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được chuyển viện lên các bệnh viện lớn cấp Trung ương về Tai Mũi Họng để khám lại và phẫu thuật. Tuyệt đối người bệnh không nên mổ ở các bệnh viện tư thường gặp nhiều sự cố đáng tiếc, mà tay nghề bác sỹ chưa cao không thể xử lý kịp thời.
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật phaỉ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7 – 10 ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí.
  • Các trường hợp hạn chế cắt amidan là trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi. Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…Còn trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch

Phòng bệnh viêm amidan tái phát

Phòng bệnh viêm amidan tái phát
Phòng bệnh viêm amidan tái phát

Căn bệnh này thường rất dễ tái phát đối với trẻ em và người làm việc môi trường điều hòa. Để phòng bệnh viêm họng hiệu quả chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh bị lạnh bằng việc quàng khăn, mặc ấm
  • Không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu
  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm
  • Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng…

Trên đây là bài viết về viêm amidam một trong những căn bệnh Tai Mũi Họng thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ em. Hy vọng những thông tin trên, hỗ trợ người bệnh trong quá trình thăm khám và chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

Tags: ,