Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm: nguyên nhân, triệu chứng & các cách điều trị hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến gây ra các tình trạng đau lưng, đau vai gáy. Nguy cơ tăng cao ở người béo phì và  ít khi gặp ở người trẻ tuổi. Bệnh thường gây ra tình trạng chèn ép các dây thần kinh và gây các hội chứng kèm theo. Ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

1.BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

 

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm tên tiếng anh gọi là Herniated Disc, là tình trạng đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, thường xảy ra ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Gây ra tình trạng chèn ép vào các dây thần kinh mà cột sống chi phối dẫn đến một số bệnh lý như thần kinh tọa, hội chứng cổ vai cánh tay…

2.NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh

Với những con số biết nói như sau: Theo số liệu thống kê tại Mỹ, hàng năm có tới 2 triệu người bị căn bệnh này phải nghỉ việc, Tại Việt Nam, có khoảng 30% dân số trong độ tuổi 20-55 đang bị thoái hóa cột sống. Và khoảng 17% trên 60 tuổi có triệu chứng đau. Như vậy xu hướng gia tăng căn bệnh này trong đời sống hiện nay.

Lương y đa khoa Nguyễn Xuân Việt phó chủ tịch hội Nam Y Việt Nam học trò xuất sắc nhất của Lương Y Nguyễn Kiều chỉ ra những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể do :

  • Do tuổi cao: ở người cao tuổi xảy ra tình trạng thoái hóa các khớpthoái hóa đĩa đệm, dưới tác động mạnh áp lực cao thì nhân nhầy bị đẩy bị đẩy khỏi vị trí gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Do chấn thương : khi hoạt động, chơi thể thao mạnh hoặc tai nạn làm cho phần đĩa đệm bị ảnh hưởng gây thoát vị.
  • Do tư thế không đúng : do quá trình hoạt động,làm việc và học tập với tư thế không đúng làm thay đổi cấu trúc vị trí đĩa đệm, bao xơ gây ra tình trạng thoát vị.
  • Những người thừa cân béo phì có nguy cơ cao hơn: do cột sống phải chịu trọng lượng lớn, lâu ngày dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.

3.TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Đau tính chất cơ học đau tăng khi vận động và đỡ đau khi nghỉ

  • Thoát vị cột sống thắt lưng : Tùy vào vị trí thoát vị mà biểu hiện bằng đau lưng hay đau thần kinh tọa, thường xảy ra ở 2 vị trí là :
  • Thoát vị đĩa đệm L4 – L5 gây chèn ép rễ L5 biểu hiện đau lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón cái.
  • Thoát vị đĩa đệm L5 – S1 gây tổn thương S1 thì biểu hiện đau lưng lan xuống mặt sau mông, đùi, cẳng chân, mắt cá ngoài, bờ ngoài mu chân tới ngón út.
  • Thoát vị đĩa đêm cột sống cổ : Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xảy ra ở đĩa đệm giữa C5 – C6 có thể thấy các dấu hiệu như đau vùng gáy, đau lan xuống vai, bả vai, cánh tay đến cẳng tay.

Ngoài dấu hiệu đau khi thoát vị cột sống thường có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sau ;

  • Tê xuống tay, hoặc chân
  • Hạn chế vận động như cúi, ngửa..
  • Giai đoạn muộn có thể thấy dấu hiệu teo cơ.

4.BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TRIỆU CHỨNG PHÁT HIỆN KHI THĂM KHÁM

 

 Triệu chứng phát hiện khi thăm khám
Triệu chứng phát hiện khi thăm khám

Thường khi thăm khám sẽ thấy được hai hội chứng đặc trưng đó là

  • Hội chứng cột sống : co cơ cạnh sống, ấn điểm cột sống đau, nghiệm pháp tay đất, schober  dương tính.
  • Hội chứng chèn ép rễ : Bấm chuông, vallex, lasegue , điểm đau cạnh sống …

5. XQUANG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

X quang là phương pháp thấy rõ các cấu trúc thân sống, có thể phát hiện thoái hóa cột sống, xẹp trượt, vỡ thân đốt, gai đôi, gù vẹo, dính thân đốt, u, lao, hẹp lỗ,… Tuy nhiên đối với cột sống tủy sống thì chụp cộng hưởng từ là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thấy được các hình ảnh như ống sống, đĩa đệm, tủy, thần kinh,…

6.CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

Các giai đoạn của bệnh
Các giai đoạn của bệnh

Bốn giai đoạn thoát vị đĩa đệm là :

  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1 : Phồng đĩa đệm : Bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Giai đoạn này thường khó phát hiện do những cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2 : Lồi đĩa đệm : Bao xơ bị suy yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên, giai đoạn này bắt đầu gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lưng dữ dội.
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 : Thoát vị thực thụ: Bao xơ đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau. Chúng chèn ép vào dây thần kinh gây đau lưng dữ dội, người mệt mỏi, rối loạn cảm giác, rối loạn dây thần kinh thực vật, vận động, đi lại khó khăn.
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 : Thoát vị có  mảnh rời: Khi khối thoát vị lớn, nhân nhầy có hiện tượng tách ra khỏi khối, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ liệt nửa người vĩnh viễn.

7. BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BẰNG TÂY Y

Thoát vị đĩa đệm dùng thuốc gì?

Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp sau:

  • Chống viêm : Có thể sử dụng các thuốc như : Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib,…
  • Giảm đau : Thường sử dụng thuốc giảm đau theo bậc, có thể dùng paracetamol, Efferalgan codein, Utracet,..
  • Giãn cơ : như Tolperisone, Myonal, Coltramyl
  • Ngoài ra có thể sử dụng corticoid trong trường hợp đau cấp
  • Hoặc có thể sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh như : Gabapentin,..
  • Thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh có tác dụng tái tạo sợi trục và bao myelin như : Nucleo CMP, Milgamma,…

Điều trị ngoại khoa : Trường hợp chèn ép rễ gây biến chứng nặng hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả có thể cân nhắc đến sử dụng phương pháp phẫu thuật để xử lý khối thoát vị.

Ngoài ra hiện nay các phương pháp như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu hay kéo giãn cột sống cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng vì hiệu quả điều trị mà những phương pháp này đem lại.

8.HƯỚNG DẪN CÁC CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

Cách phòng tránh
Cách phòng tránh

Dưới đây là các cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Tránh mang vác đồ quá nặng sai tư thế, dùng nhiều lực vào vùng cột sống.
  • Giảm cân nếu đang bị các tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Tập thể dục thể thao hợp lý, nhẹ nhàng, tập các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm như yoga, dưỡng sinh, đạp xe trên giường, bơi…. Tránh các môn thể thao như bóng chuyền, tennis,
  • Sửa các tư thế không đúng khi ngồi làm việc hay học tập.
  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên thay đổi tư thế .
  • Đối với bệnh nhân đã bị thì nên đeo đai cột sống, nếu đau nhiều thì nên nghỉ ngơi tại giường, nghỉ lao động một thời gian để giảm tình trạng tái phát.

9.GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Trong quá trình thăm khám và chữa bệnh, Lương y đa khoa Nguyễn Xuân Việt phó chủ tịch hội Nam Y Việt Nam đã nhận được rất nhiều câu hỏi và thắc mắc của bệnh nhân trên toàn quốc. Sau đây, thuốc nam Nguyễn Kiều xin được tập hợp lại và trả lời thắc mắc từng câu hỏi của người bệnh về căn bệnh này như sau:

Có mấy loại thoát vị đĩa đệm :

 

Phân loại bệnh
Phân loại bệnh

Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau thì gồm:

  • Thoát vị nằm dưới dây chằng dọc sau
  • Thoát vị qua dây chằng dọc sau
  • Theo sự liên quan giữa khối thoát với vòng sợi và dây chằng dọc sau được chia làm 4 loại :Phình đĩa đệm, Lồi đĩa đệm, thoát vị thực sự, thoát vị  có mảnh rời.
  • Phân loại theo rễ thần kinh, tủy sống có : thoát vị trung tâm, thoát vị cạnh trung tâm, thoát vị bên.
  • Phân loại theo vị trí thì có các loại là thoát vị đĩa đệm ra sau, thoát vị đĩa đệm ra trước và thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có chữa được không?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Căn bệnh này được xem là khỏi khi cơ thể có thể tự tái tạo lại đĩa đệm mới nhưng quá trình này diễn ra rất lâu, vì vậy các phương pháp hiện nay không thể coi là chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng các phương pháp có thể làm cải thiện các triệu chứng bệnh làm cho chất lượng cuộc sống người bệnh không bị ảnh hưởng .

Hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị mỗi khi có cơn đau nhưng dưới những tác dụng mà thuốc giảm đau đem lại thì nên hạn chế sử dụng. Mà phương pháp bấm huyệt có tác dụng giảm đau, tăng cường tuần hoàn, làm lưu thông khí huyết, phù hợp với việc giảm các cơn đau ở bệnh nhân, vì thế phương pháp này có hiệu quả hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh nhưng người bệnh cần tìm đến người có trình độ chuyên môn để được thực hiện phương pháp đúng cách và để nâng cao hiệu quả điều trị có thể phối hợp với phương pháp trị liệu khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Câu trả lời là nên đi bộ nhưng người bệnh chỉ nên đi với bước đi không quá dài, tư thế lưng thẳng, phần thân trên thẳng hai vai, tay thả lỏng và bước đi bình thường.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với người bệnh, chúng tôi khuyên nên tập những môn thể thao hoặc động tác đơn giản, nhẹ nhàng không nên vận động mạnh và mang nặng như:

  • Tập Gym : Động tác như cúi xuống và nâng tạ lên, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên sẽ tác động xấu đến cột sống đặc biệt là người bị thoát vị đĩa đệm, có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn làm xuất hiện các triệu chứng đau dồn dập. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên tránh xa các động này để hạn chế gây quá tải cho cột sống.
  • Chạy bộ : vai trò của đĩa đệm như một bộ phận giúp giảm xóc cho cột sống. Khi bệnh nhân chạy bộ liên tục thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn ép vào chân và thắt lưng, gây ra áp lực tới đĩa đệm. Do đó chạy bộ sẽ có thể làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nên không nên chạy bộ.
  • Các môn thể thao như chơi golf, cầu lông, tennis : Các môn thể thao này có điểm chung là đều có các động tác vặn xoay người làm ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng
  • Bóng đá  với đặc điểm thường phải di chuyển nhanh, thực hiện những cú sút với lực mạnh, thời gian tập luyện kéo dài và quá sức khiến cho các cơ vùng háng và cột sống lưng thường xuyên bị tác động nên có thể tăng nguy cơ bị tổn thương. nếu bệnh nhân bị thoát vị có thể làm tăng tình trạng thoát vị do các động tác khi đá bóng.
  • Bóng rổ: Bóng rổ là môn thể thao đòi hỏi nhiều động tác, những động tác đó có thể làm tổn thương lưng và gia tăng tình trạng thoát vị đĩa đệm, ngoài ra không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng  mà còn làm ảnh hưởng đến các vị trí khác cánh tay- cổ tay, khớp gối và cổ chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người bị thoát vị có thể chơi các môn thể thao, chúng tôi khuyến cáo chỉ nên chơi như bơi lội, đi bộ, đạp xe tại chỗ, Yoga, xà đơn, tập gym,…

  • Yoga : tập yoga giúp ích rất nhiều đối với lưng và nhất là các vấn đề như thoát vị đĩa đệm. Các tư thế yoga giúp bệnh nhân tăng cường sức cơ ở lưng và bụng một cách nhẹ nhàng, do đó việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể giữ tư thế thẳng đứng và cử động phù hợp,  sẽ hỗ trợ giảm cơn đau lưng. Ngoài ra trong khi thực hiện các động tác yoga, một số cơ sẽ được thư giãn và kéo căng, giúp đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp và giúp mở rộng chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên vùng lưng. Tập yoga còn làm tăng lưu lượng máu,chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn.
  • Bơi lội : bơi mỗi ngày sẽ có tác dụng thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, giúp làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Bơi lội là môn thể thao khá an toàn, hạn chế nguy cơ chấn thương cột sống. Tuy nhiên không nên bơi quá sức và quá lâu mà mỗi ngày nên tập luyện 20-30 phút.
  • Đi bộ : Đi bộ rất phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đi bộ rất phù hợp với bệnh đau lưng và thoát vị đĩa đệm vì các động tác đơn giản và dễ thực hiện, ai cũng làm được. Lúc mới bắt đầu người bệnh nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn. Để tăng hiệu quả, bệnh nhân nên điều hòa nhịp thở, hít vào bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Điều chỉnh tư thế đúng khi đi : Đầu và lưng thẳng, vai cánh tay để thoải mái và đánh tay nhẹ nhàng tự nhiên.
  • Đạp xe : Đạp xe là bộ môn tốt cho vùng cột sống, đặc biệt bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vì làm  giảm áp lực lên đĩa đệm, lại kéo dãn cột sống. Khi đạp xe, dây chằng, cơ xương khớp trở nên linh hoạt hơn, dẻo dai, hoạt động mềm mại hơn và giúp tăng lưu thông máu. Vì vậy, rễ thần kinh giải phóng được chèn ép, cải thiện tình trạng đau đáng kể. Đạp xe tư thế đúng : giữ lưng thẳng, thoải mái, tránh cúi đầu hay lệch vẹo lưng hông và nên đi ở quãng đường bằng phẳng không gồ ghề và có thể tăng dần chiều dài quãng đường dần lên.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

 

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Bị bệnh nên ăn gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm giàu protein như bò, lợn, ức gà,…vì protein là một thành phần quan trọng trong xương. Thực phẩm có omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cải xanh,..vì omega 3 giúp hình thành collagen.

  • Canxi là thành phần quan trọng cho hoạt động của cơ thể, nhất là đối với sự phát triển của xương. Nếu như bị thiếu canxi sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa của cột sống diễn ra nhanh. Vì thế , người bệnh cần được bổ sung canxi. Những thực phẩm chứa nhiều canxi đó là: sữa, các loại cá như cá mòi, cá hồi,các loại  rau xanh có màu đậm, hạnh nhân, đậu phụ,…
  • Protein : Protein là một thành phần tạo nên cấu trúc của cơ thể, cũng là thành phần quan trọng đối với xương khớp. Chính vì vậy việc bổ sung protein vô cùng cần thiết, nó giúp sửa chữa những thương tổn và duy trì phục hồi  ở xương, sụn và mô mềm. Những loại thực phẩm giàu protein như:  thị bò, thịt heo, thịt gà,  đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh
  • Chất xơ : Chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Những chất xơ sẽ tạo cảm giác no bụng, khiến người bệnh ăn ít đi, từ đó giảm trọng lượng cơ thể làm giảm áp lực lên đĩa đệm, góp phần phục hồi tổn thương ở cột sống. Những thực phẩm có chất xơ là cà chua, các loại trái cây, rau củ…
  • Thực phẩm chứa nhiều Axit béo omega-3 : omega-3 có khả năng hình thành collagen giúp ngăn chặn những tổn hại cho sụn hay đĩa đệm do thoát vị gây ra. Những nguồn thực phẩm có chứa nhiều omega 3 như: cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt óc chó và các loại rau củ quả như bông cải xanh,  súp lơ trắng, cải xoong, đậu,..

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì : Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt hay nước có ga vì dễ gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Không nên sử dụng bia rượu và thực phẩm nhiều nhân purin dễ gây tình trạng viêm đau khớp .

  • Kiêng chất béo và thực phẩm quá nhiều đạm: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo  làm tăng quá trình mất canxi qua thận, làm tăng nguy cơ loãng xương . Sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp, các loại đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ…
  • Kiêng rượu, bia và các chất kích thích :  sử dụng nhiều sẽ làm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy bệnh nhân bị thoát vị thì cần phải hạn chế để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
  • Hạn chế thức ăn cay, nóng: Các đồ ăn hay gia vị cay nóng có thể gây ra đau nhức,  tăng tình trạng viêm do sự hao hụt của lượng canxi và khoáng chất có trong cơ thể mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới xương khớp.
  • Thực phẩm chứa purin và fructose: . Purin và Fructose sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cho cơn đau càng nghiêm trọng hơn vì thế Các loại thực phẩm chứa  purin và fructose như thịt gia súc, gia cầm, hải sản, cà muối và các loại nội tạng động vật thì nên hạn chế sử dụng.

Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì : các loại sữa như sữa đậu nành, sữa bò hay sữa công thức đều có thể sử dụng đối với bệnh nhân bị thoát vị.

  • Sữa đậu nành :là loại sữa rất tốt cho việc phòng ngừa loãng xương, hỗ trợ cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Ngoài ra sữa đậu nành còn chứa Genistein là một loại hormone estrogen thực vật và là nhân tố quyết định độ chắc khỏe của xương.
  • Sữa bò : Canxi là một thành phần của xương,  Lượng canxi đầy đủ sẽ giúp làm tăng mật độ canxi trong xương, giảm quá trình loãng xương, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và nguồn bổ sung canxi phổ biến nhất là sữa bò.
  • Các loại sữa công thức: Sữa công thức thành phần chính bao gồm : Can xi, protein, magie, carbohydrat, các loại vitamin B2,D và những chất này đều có tác dụng tốt cho xương khớp.

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần phẫu thuật là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Thuốc nam Nguyễn Kiều giải thích đơn giản như sau: khi có các chèn ép rễ như đau tọa có liệt, hẹp ống sống, trượt ống sống, khi đau mà không đáp ứng với các thuốc điều trị nội khoa hay các phương pháp điều trị khác, rối loạn đại tiểu tiện do hội chứng đuôi ngựa. Khi gặp các trường hợp trên thì có thể nghĩ đến phương pháp phẫu thuật. Hiện nay các phương pháp điều trị phẫu thuật có thể sử dụng như là : mổ hở, mổ nội soi, mổ vi phẫu, giảm áp đĩa đệm bằng laser.

MẸO DÂN GIAN CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Triệu chứng chính của bệnh cơ bản là đau mỏi vai gáy, thắt lưng,… hiện nay trong dân gian có khá nhiều mẹo hay mà người dân đang trị khá hay. Sau đây, thuốc nam Nguyễn Kiều chia sẻ cho các bạn một số mẹo trị bệnh đơn giản dễ làm tại nhà và hiệu quả cao như:

  •  Chữa bằng rượu đu đủ, ngải, gừng: Các bạn tiến hành lấy một quả đu đủ xanh rửa sạch, cắt khoanh đầu ra. Lấy gừng và ngải cứu rửa sạch sau đó đập dập. Cho chỗ gừng và lá ngải vào đu đủ và đổ thêm chút rượu trắng, đậy nắp đu đủ lại bằng tăm cố định. Sau đó, bỏ cả quả đu đủ vào lò nướng cho mềm ra. Bạn chỉ cần lấy hỗn hợp đủ đủ dầm nhuyễn đã bỏ vỏ trên đắp lên vùng vị đau, sau đó dùng gạc cố định. Thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Chữa bằng xương rồng:  chuẩn bị xương rồng ba chia, cám gạo, giấm trắng và lá chuối tiêu. Thực hiện: đem lá chuối và xương rồng rửa sạch, để ráo nước. Xương rồng thái nhỏ, đập nát và rang đều với cám, khi nóng đổ thêm giấm trắng và đảo đều. Lá chiếu hơ trên lửa cho bớt héo. Cho hỗn hợp rang vào lá chuối tiêu và cuộn 2 lớp. Cuối cùng bạn lấy đặt lên phần lưng, cổ bị đau. Thực hiện hàng ngày, nhất là lúc đau
  • Ngoài ra, còn biện pháp chữa bằng cỏ mật gấu, các bạn có thể tham khảo thêm.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh thoát vị đĩa đệm mà thuốc nam Nguyễn Kiều muốn giới thiệu đến bạn đọc. Với đội ngũ Y Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh thần kinh, cơ xương khớp, hiện nay thuốc nam Nguyễn Kiều đang là cơ sở phối hợp các phương pháp như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, tác động cột sống, đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu và phát huy những sản phẩm từ những bài thuốc lương y Nguyễn Kiều, có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho các bệnh cơ xương khớp.

10. ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG ĐÔNG Y UY TÍN TẠI HÀ NỘI

 

Địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y uy tín tại Hà Nội 
Địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y uy tín tại Hà Nội 

Thuốc nam Nguyễn Kiều là công ty chuyên khoa về y học cổ truyền, có cơ sở phòng khám chuyên khoa y cổ truyền số 5 trực thuộc tại Địa chỉ: J02 – L07 phân khu An phú, KĐTM Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, hiện đang điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Gout
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Thoái hóa khớp
  • Đau thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ – cột sống thắt lưng
  • Bệnh lý phần mềm quanh khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm quanh khớp vai
  • Hội chứng vai gáy
  • Loãng xương

Tại đây, liệu pháp điều trị chính là áp dụng các phương pháp y học cổ truyền. Theo y học truyền thống của lương y Nguyễn Kiều, người bệnh thường được dùng thuốc Đông y có nguồn gốc tự nhiên, lành tính sẽ khắc phục những tác dụng phụ như khi sử thuốc Tây y.

Ngoài ra, người bệnh còn được châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, kết hợp với việc đả thông kinh mạch để phục hồi chức năng xương khớp mà không gây ra những tác dụng phụ.

Sản phẩm “Trật Đả Hoạt Huyết ” là sản phẩm thừa kế từ bài thuốc Trật Đả nổi tiếng trong việc chữa trị các sang chấn, huyết ứ, đau nhức xương khớp của lương y Nguyễn Kiều
Sản phẩm “Trật Đả Hoạt Huyết ” là sản phẩm thừa kế từ bài thuốc Trật Đả nổi tiếng trong việc chữa trị các sang chấn, huyết ứ, đau nhức xương khớp của lương y Nguyễn Kiều

Đặc biệt, cả đời lương y Nguyễn Kiều đã nghiên cứu bài thuốc cơ xương khớp – Nguyễn Kiều tái tạo hoàn”, được chúng tôi áp dụng vào phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân kết hợp thuốc TRẬT ĐẢ HOẠT HUYẾT KVH giúp tiêu trừ tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh, loại bỏ các tà khí ra khỏi cơ thể. Và thuốc bôi xoa bóp “dầu xoa NK” có tác dụng làm dịu nhẹ cơn đau nhanh chóng.

Nếu bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể liên hệ với phòng khám đông y uy tín tại Hà Nội, để được tư vấn, thăm khám và điều trị, với:

  • Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giàu y đức.
  • Cơ sở, trang thiết bị hiện đại, không ngừng được cải tiến.
  • Sản phẩm được ra đời dựa trên các công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài bản.
  • Tất cả dược liệu của chúng tôi đều có nguồn gốc rõ ràng,được trồng trên vùng nguyên liệu riêng của công ty theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Tags: , , , , ,