Trang chủ » Bệnh dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị bằng đông y
Bệnh dạ dày
Bệnh dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị bằng đông y
1437 lượt xem Bình luận ()
Bệnh lý đường tiêu hóa ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn là bệnh mà hay gọi là bệnh đau dạ dày, mà nguyên nhân thường do viêm loét dạ dày – tá tràng. Ổ loét là sự phá hủy một vùng có giới hạn nhỏ ở niêm mạc bệnh dạ dày có thể nặng hơn khi vết loét phá hủy đến lớp cơ và thanh mạc gây thủng dạ dày.
Dạ dày có hai mặt là mặt rước và mặt sau, hai bờ là bờ cong vị lớn ở bên trái, có khuyết tâm vị ngăn cách đáy vị với thực quản. Và bờ cong vị bé ở bên phải có khuyết góc là ranh giới giữa phần thân vị và phần môn vị.
Người ta chia dạ dày thành các phần sau.
Tâm vị
Chiếm diện tích khoảng 5-6cm2, có lỗ tâm vị thông với thực quản, lỗ tâm vị không có cơ thắt hay van, chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách giữa dạ dày và thực quản.
Ðáy vị
Nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa không khí.
Thân vị
Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc. Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric (HCl) và Pepsinogene.
Phần môn vị
Gồm có hang môn vị hình phễu tiết ra Gastrine và ống môn vị có cơ rất phát triển.
Môn vị
Nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng. Khác với lỗ tâm vị, lỗ môn vị có một cơ thắt thật sự là cơ thắt môn vị. Khi cơ này phì đại gây nên bệnh co thắt môn vị phì đại hay gặp ở trẻ sơ sinh.
2.Sinh lý dạ dày hoạt động như nào?
Sinh lý dạ dày hoạt động như nào?
Thức ăn được chứa đựng trong dạ dày trộn với acid, men pepsin, chất nhầy thành vị trấp rồi được đưa xuống tá tràng thành từng đợt với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa ở ruột non.
Sự tống thức ăn ở dạ dày vào tá tràng, phụ thuộc vào vào cường độ các co bóp nhu động của hang vị và một phần cơ thắt môn vị.
Điều hòa sự tống thức ăn ở dạ dày được điều hòa bởi các tín hiệu thần kinh và hoocmon từ dạ dày và tá tràng.
Bài tiết dịch vị của niêm mạc dạ dày.
Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến: các tuyến vùng tâm vị, môn vị bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi acid và các yếu tố khác. Các tuyến vùng thân và đáy của dạ dày gồm 3 loại tế bào.
Tế bào chính tiết enzim pepsinogen giúp tiêu hóa protein từ thịt
Tế bào viền bài tiết HCl tiêu hóa thức ăn, và yếu tố nội giúp hấp thu vitamin B12
Tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày.
Dịch vị dạ dày có tính chất:
Dịch vị dạ dày tinh khiết là chất lỏng quánh không mùi, trong suốt PH = 2.3
Thành phần dịch vị gồm có
Nhóm men tiêu hóa: pepsin, lipase, gelatinase
Nhóm các chất vô cơ: HCL, các ion Na+, Mg+, H+, Cl-, SO4-, HPO4-.
Chất nhầy
Yếu tố nội
Khả năng hấp thu ở dạ dày rất yếu vì niêm mạc dạ dày không có nhung mao, và khe hở ở tế bào biểu mô là rất hẹp. Chỉ có một lượng rất nhỏ các chất hòa tan mạnh trong lipid như rượu, hoặc 1 số thuốc như aspirin là có thể được hấp thu ở dạ dày.
Kết quả của sự tiêu hóa ở dạ dày: nhờ các hoạt động cơ học, hóa học ở dạ dày, thức ăn được nghiền, trộn lẫn với dịch vị, thành một chất bán lỏng gọi là vị trấp. Trong đó một phần nhỏ protein được tiêu hóa dở dang, một phần tinh bột chín được tiêu hóa thành maltose, mỡ hầu như chưa được phân giải.
3.Sinh lý bệnh dạ dày
Viêm loét dạ dày – tá tràng nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công ( acid dịch vị, men tiêu hóa, vi khuẩn Hp) và yếu tổ bảo vệ là chất nhầy.
Những tác nhân gây tăng tiết acid và giảm khả năng bảo vệ của dạ dày:
Di truyền: Chỉ được coi là yếu tố nguy cơ
Nhóm máu O và ở mức độ thấp hơn là nhóm máu A.
Tình trạng tăng tiết bẩm sinh HCL và pepsinogen
Sự nhạy cảm bẩm sinh với các yếu tố nguy cơ ngoại cảnh: rượu,thuốc lá, vi khuẩn HP
Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid và costicoid
Những thuốc này hay dùng trong bệnh lý xương khớp, và viêm các cơ quan trong cơ thể tuy nhiên khi dùng thuốc này làm tăng nguy cơ viêm loét. Và có thể là nguyên nhân gây loét dạ dày, do cơ chế ức chế tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc lá, rượu, cà phê, vi khuẩn HP và stress căng thẳng.
Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu hiện nay nhiều người mắc phải.
4.5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày
5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày
Ợ hơi, ợ chua: đây là dấu hiệu phổ biến và làm nhiều người khó chịu. Nguyên nhân là do có hiện tượng viêm loét dạ dày – tá tràng kết hợp với trào ngược dạ dày – thực quản. Có thể kèm theo nóng rát sau xương ức do acid dịch vị trào lên gây tổn thương niêm mạc.
Đau bụng: Thường là đau bụng vùng thượng vị ( điểm giữa dạ dày với rốn) đau tính chất âm ỉ. Tùy mức độ bệnh đau dạ dày nhẹ hay bệnh đau dạ dày nặng mà có thể đau âm ỉ, hoặc đau dữ dội. Đau xuất hiện lúc đói trước khi ăn thường là viêm loét hành tá tràng, đau dạ dày sau khi ăn no thường là bệnh viêm dạ dày hoặc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Ho, viêm họng: thường là ho viêm họng mạn tính ở bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày, đôi khi không tìm ra nguyên nhân, chữa trị dai dẳng không khỏi. Đó là do bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản, dịch vị dạ dày tấn công niêm mạc họng và thanh quản gây các bệnh mạn tính.
Đầy hơi, khó tiêu: ăn uống hay bị cảm giác đầy bụng, khó chịu mệt mỏi, đôi khi đây cũng là dấu hiệu của bệnh dạ dày.
Lợm giọng buồn nôn: Dịch vị dạ dày trào lên kích thích niêm mạc họng, ở nhiều bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này.
5.Chuẩn đoán và điều trị bệnh đau dạ dày theo y học hiện đại
Chẩn đoán và điều trị bệnh đau dạ dày theo y học hiện đại
A, Chẩn đoán xác định
Tiêu chí về lâm sàng: Đau bụng vùng thượng vị có tính chất chu kì.
Tiêu chuẩn về cận lâm sàng: Tiêu chuẩn vàng xác định bệnh đau dạ dày do nguyên nhân gì đó là nội soi ống mềm dạ dày. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như
Có thể tiến hành sinh thiết lấy mẫu ngay cạnh dạ dày để tìm vi khuẩn HP.
Có thể sinh thiết lấy mẫu ngay nếu nghi ngờ ổ loét do ung thư dạ dày.
Các giai đoạn của bệnh viêm loét dạ dày theo hình ảnh nội soi dạ dày – tá tràng.
Giai đoạn hoạt động của vết loét: hình dạng khác nhau từ hình tròn, hình oval, hoặc hình thù kỳ dị, kích thước < 1cm, bờ rất phù nề, màu lục hơi vàng hoặc trắng, đáy có giả mạc màu trắng
Giai đoạn lành của ổ loét: bờ ổ loét bắt đầu gờ lên và ít đều hơn, xung huyết từ bờ ổ loét và trung tâm ổ loét, sợi tơ huyết phủ đáy ổ loét, đáy ổ loét màu hơi đỏ
Giai đoạn liền sẹo: xuất hiện điểm trắng, teo niêm mạc, nếp niêm mạc tụ vào trung tâm sẹo.
Một số trường hợp nôn nhiều, không nội soi ống mềm được cần nội soi bằng phương pháp gây mê.
B, Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày và thái độ xử trí
Biến chứng xuất huyết dạ dày
Triệu chứng: hội chứng thiếu máu ( hoa mắt, chóng mặt, da xanh,niêm mạc nhợt), nôn ra máu tươi hoặc máu tươi lẫn máu cục, đi ngoài phân đen. Trên hình nội soi thấy hình ảnh ổ loét đang chảy máu.
Thái độ xử trí, điều trị: Truyền nước, truyền dịch, nặng mất máu nhiều cần truyền máu, các thuốc ức chế bơm proton ( PPI) liều cao đường tĩnh mạch, nội soi đường tiêu hóa trên cấp cứu: cầm máu bằng các phương pháp ( clip, tiêm cầm máu nội soi, argon plasma)
Biến chứng thủng dạ dày
Đây là biến chứng rất nguy hiểm của viêm loét dạ dày, do ổ loét ăn qua lớp cơ, lớp thanh mạc gây ra.
Triệu chứng: đau bụng dữ dội, thành bụng co cứng.
Thái độ xử trí: Cần phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng, nếu nghi ngờ thủng do ung thư dạ dày thì tiến hành cắt toàn phần hoặc bán phần dạ dày.
Thủng dạ dày dịch rò vào các tạng xung quanh ( tụy, ruột non, đường mật, tụy, đại tràng…)
Triệu chứng: đau bụng dữ dội, chẩn đoán dựa trên chụp CT có uống thuốc đối quang.
Điều trị: phẫu thuật ngoại khoa
Biến chứng hẹp môn vị
Triệu chứng: nôn ra thức ăn cũ, ống nội soi khó vào hoặc không vào dạ dày được, bụng óc ách buổi sáng, đau bụng nhiều, thức ăn khó tiêu.
Điều trị không phẫu thuật: nong chỗ hẹp trong trường hợp hẹp lành tính, phẫu thuật trong trường hợp hẹp ác tính do ung thư.
C, Điều trị bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng
Mục tiêu điều trị là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng do loét bao gồm loại trừ các yếu tố nguy cơ gây loét và dùng thuốc chống loét.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Không phối hợp các thuốc cùng cơ chế, không dùng nhóm thuốc acid với các thuốc khác. Điều trị nội khoa ( chống loét, điều trị triệu chứng) là chủ yếu. Không lạm dụng phẫu thuật và chỉ sử dụng khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
Ổ loét nghi ngờ ung thư hóa: điều trị sau 1 tháng sinh thiết lại, nếu điều trị không đỡ chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Thời gian điều trị bệnh đau dạ dày do viêm loét: 4 – 8 tuần, tùy diễn biến bệnh, có thể lâu hơn.
Kiểm tra lại nội soi sau điều trị.
Sau 8 tuần điều trị không đỡ cần sinh thiết lại, nếu nghi ngờ ung thư dạ dày, cần tiến hành phẫu thuật.
D, Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Nhóm thuốc kháng acid: là các thuốc có chứa nhôm hay calci, magnesi hydroxit. Nhóm này có tác dụng trung hòa acid không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị, cũng như men pepsin, uống 1 – 3 giờ sau bữa ăn, sau khi đi ngủ.
Nhóm ức chế thụ thể histamin H2: Các thuốc nhóm này hay dùng nhất bao gồm:
Cimetidin 800mg uống/ tiêm tĩnh mạch
Ranitidin 300mg uống/tiêm tĩnh mạch
Famotidin 40mg uống/tiêm tĩnh mạch
Nizatadin 300mg uống
( liều tiêm tĩnh mạch thường bằng ½ liều uống)
Ưu điểm của nhóm thuốc này là rẻ tiền, an toàn, nhưng nhóm thuốc này ức chế dịch vị dạ dày yếu hơn nhóm ức chế bơm proton
Nhóm thuốc ức chế bơm proton ( PPI)
Đây là nhóm thuốc ức chế dịch vị acid mạnh nhất hiện nay thường dùng các nhóm
Omeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40 mg
Lansoprazol viên 30mg
Pantoprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
Rabeprazole viên 10mg hoặc 20mg, ống 20mg
Esomeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
Nhóm vệ niêm mạc dạ dày
Sucrafat: Bảo vệ dạ dày, bao bọc ổ loét, ngăn sự khuếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp thụ muối mật. Có tác dụng phòng loét dạ dày ở bệnh đau dạ dày cấp tính và làm lành đau dạ dày mạn tính bởi ổ loét mạn tính. Mà không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30 – 60 phút trước ăn.
Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng vừa có tác dụng diệt vi khuẩn HP ( H.pylory )
Misoprostol: là chất đồng đẳng với prostaglandin E1. Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dạ dày – tá tràng. Hàm lượng viên 200mcg. Liều dùng từ 400 – 800 mcg. uống, nhưng hiện tại ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ.
Các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP.
Amoxicillin 500mg: ít bị kháng thuốc
Metronidazol/tinidazol 500mg hiện tại thuốc này bị kháng thuốc rất nhiều, bệnh nhân sử dụng hay bị mệt mỏi nhiều.
Bismuth
Fuzazolidon: nitrofuran Thuốc này ít được sử dụng tại Việt Nam
Fluoroquinolones: levofloxacin 500mg
E. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Các chỉ định phẫu thuật dạ dày hiện nay hiếm khi áp dụng. Trong các trường cấp mới chỉ định:
Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày – tá tràng điều trị nội khoa thất bại.Nếu ổ loét lành tính, khâu lỗ thủng, nếu ổ loét ác tính, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Thủng dạ dày
Hẹp môn vị
Ung thư dạ dày
Rò dạ dày – tá tràng vào các tạng lân cận
F. Phác đồ diệt HP theo hội tiêu hóa Hoa Kỳ (Theo FDA của Mỹ)
Bismuth – metronidazol – tetracyclin dùng 14 ngày ( không dùng cho người dưới 18 tuổi, do tetracyclin làm phá hủy men răng)
Pepto bismuth x 2 viên uống 2 lần/ngày.
Metronidazol 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày
Tetracyclin 250mg x 2 viên x 2 lần/ ngày
Phối hợp với kháng histamin H2 x 4 tuần hoặc ức chế bơm proton 4 – 6 tuần.
Phác đồ 10 ngày hoặc 14 ngày
PPI x 1 viên x 2 lần/ngày x 10 hoặc 14 ngày. ( Omeprazol 20mg, lansoprazol 30mg)
Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều, có quyết định đến tiến triển của bệnh. Vậy nên chúng ta cần biết chế độ ăn sau cho hợp lý giúp đẩy lùi đau dạ dày. Chế độ ăn cần chọn các thức ăn trung hòa bớt dịch acid dạ dày. Giúp lành nhanh vết loét.
Chuối
Trong chuối có hàm lượng lớn Kali giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Chuối là trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng cho người đau dạ dày.
Ngoài ra chuối do có hàm lượng kali cao tốt cho bệnh tăng huyết áp, đặc biệt khi người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu làm giảm kali máu. Và chuối còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chống táo bón.
Các thực phẩm thô
Các loại hạt như gạo, các loại hạt ngũ cốc. Việc xay xát hoặc tách vỏ kĩ giúp chúng bóng bẩy đẹp hơn. Tuy nhiên không còn giữ được lượng Vitamin nhóm B rất tốt cho tiêu hóa và bổ thần kinh. Các thực phẩm thô kể đến như gạo lứt, ngô, đậu đỗ,vừng….Ngoài ra chúng giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ dạ dày.
Táo
Táo là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta, và là loại quả được đông đảo người thích. Nhưng ít ai biết rằng ăn táo đặc biệt ở vỏ táo chứa chất pectin giúp hoạt động bài tiết của dạ dày trở nên trơn tru hơn đồng thời nó giúp giảm đau dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa.
Canh
Canh là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Canh nấu nhừ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng, trơn chu. Một số món canh, súp tốt cho dạ dày phải kể đến canh rau củ, súp gà bí ngô…
Nước dừa
Nước dừa là thức uống tinh khiết, bổ dưỡng với nhiều loại dưỡng chất và các vitamin, muối khoáng rất tốt cho sức khỏe, và phục hồi thể trạng ở người mới ốm dậy. Nước dừa cũng rất tốt cho bệnh đau dạ dày.
Gừng
Gừng tươi trong đông y gọi là sinh khương, gừng khô là can khương. Gừng được biết đến là vị thuốc rất nhiều tác dụng trong đông y, nó còn là loại gia vị hay được nêm vào các món ăn. Đối với bệnh đau dạ dày chúng giúp giảm đau, và cầm nôn, giảm các chứng nôn, ợ chua, ợ hơi trong đau dạ dày. Với người lạnh bụng nên dùng can khương, gừng tươi khi dùng pha với nước ấm thêm chút đường cho dễ uống.
Sữa chua
Trong sữa chua được bổ xung nhiều men vi sinh giúp kích thích tiêu hóa và cân bằng vi sinh trong đường ruột. Đối trọng lại với vi khuẩn Hp trong Dạ dày. Bởi vậy hàng ngày mỗi người nên ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua đem lại sức khỏe tiêu hóa tốt.
Nghệ
Nghệ từ lâu được biết đến là vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả bởi hoạt chất Cucumin. Giúp làm nhanh vết loét. Để đạt hiệu quả cao nhất dùng kết hợp với mật ong. Và một bí quyết nữa không phải ai cũng biết đó là nghệ luộc rồi phơi chỗ bóng mát mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
7.Người đau dạ dày nên ăn uống như nào cho đúng cách?
Người đau dạ dày nên ăn uống như nào cho đúng cách?
Để dạ dày nhanh hết đau và làm liền nhanh vết loét cách ăn uống hết sức quan trọng. Để được như vậy bạn cần thực hiện những điều sau.
Ăn đúng giờ, không ăn sớm quá cũng không ăn khuya muộn
Nên ăn các thức ăn mềm, thái nhỏ
Nhai kỹ khi ăn
Không nói chuyện nhiều trong bữa ăn
Bữa sáng rất quan trọng, nhưng với nhiều người đó lại là bữa phụ và thậm chí ko ăn sáng. Nhưng ít ai biết rằng sau 1 đêm dài ngủ dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn, nên buổi sáng dạ dày co bóp không thức ăn, cộng với dịch vị dạ dày sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày bạn tăng lên.
Đau dạ dày cần kiêng các thức ăn cay nóng, chất kích thích và thức ăn làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Như đồ lên men và đồ chua, đu đủ
8.Bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì?
Thức ăn cay nóng
Đây là món khoái khẩu của không ít người, nhưng nó là chất gây mẫn cảm đặc biệt là dạ dày, biểu hiện bằng sự nóng rát, nặng hơn là đau dạ dày và sự viêm loét.
Các chất gây ra sự cay nóng trong ớt, hạt tiêu habaneros, capsaicin, jalapenos và poblanos. Các chất này tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng tổn thương dạ dày.
Thức ăn, đồ uống chứa các chất kích thích
Tiêu biểu là chè và cafe các đồ uống này kích thích trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn. Nhưng nó cũng kích thích hệ thần kinh điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị dạ dày. Hậu quả là acid dạ dày tăng tiết, yếu tố bảo vệ dạ dày bị giảm sút. Tình trạng đau do viêm loét dạ dày là chắc chắn.
Tránh xa đồ uống có cồn
Sau khi uống rượu bia, hàm lượng cồn sẽ nhanh chóng hấp thụ trực tiếp vào máu, các cơ quan sẽ phải làm việc quá tải đặc biệt là gan phải gồng mình để chuyển hóa số cồn vừa uống. Đối với dạ dày đồ uống có cồn sẽ ức chế quá trình tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng tiết dịch vị acid dạ dày nguy cơ viêm loét dạ dày rất lớn.
Rượu bia còn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày, khiến làm tăng cảm giác đầy bụng thậm chí là nóng rát dạ dày. Nhiều trường hợp bị viêm loét dạ dày sau uống rượu bia dẫn đến thủng dạ dày cực kì nguy hiểm, và uống rượu bia thường xuyên còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Đồ dầu mỡ, chiên xào, thức ăn nhanh
Đây là loại thực phẩm rất hấp dẫn,nhưng kèm theo đó là hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn gây béo phì, bệnh lý tim mạch và các bệnh mạn tính khác . Đối với dạ dày nó ảnh hưởng tới PH dạ dày mà PH dạ dày thay đổi ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa bình thường của dạ dày, và là môi trường thuận lợi cho bệnh lý dạ dày phát triển.
Chất béo trong đồ ăn rất khó tiêu hóa, nó gây tình trạng đầy hơi tăng gánh nặng cho dạ dày.
Thức ăn, đồ uống lên men và chứa nhiều acid
Tiêu biểu là rau củ quả lên men như cải muối, cà muối, kim chi… và 1 số đồ uống có nguồn gốc cà chua, nước dứa, nước cam, đồ uống nhiều vitamin C…sẽ càng làm toan hóa dạ dày, mất cân bằng yếu tố bảo vệ là chất nhầy bảo vệ dạ dày và yếu tố gây viêm loét dạ dày đó là các acid dịch vị. Hậu quả sẽ làm đau dạ dày do acid dịch vị tấn công niêm mạc dạ dày.
Các loại đậu
Nguyên nhân là vì trong các loại đậu có một chất đó là FODMAPs. Nó gây đầy bụng, khó chịu, thậm chí là đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Đối với người bình thường thì hợp chất FODMAPs không gây nên các vấn đề đó.
Trong các loại đậu như đậu tương,đậu Hà Lan…còn chứa nhiều cacbonhydrat phức hợp làm tăng tiết acid dạ dày gây tình trạng viêm dạ dày xảy ra tồi tệ hơn. Bởi vậy không nên ăn nhiều các loại đậu như vậy.
9.Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng trong Y học cổ truyền
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng trong Y học cổ truyền
Y học cổ truyền mô tả chứng bệnh viêm loét dạ dày trong chứng “vị quản thống” Vị quản ý chỉ dạ dày, thống nghĩa là đau. Đây cũng là chứng bệnh mô tả nhiều trong y học cổ truyền và nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh
Y học cổ truyền mô tả chủ yếu do nguyên nhân tinh thần, tinh thần bực bội, uất ức sẽ làm cản trở sự điều hòa hoạt động của tỳ vị dẫn đến các hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Do ăn uống, sinh hoạt không điều độ: ăn nhiều đồ chua cay, uống rượu,bia, thức quá khuya. Các yếu tố gây bệnh bên ngoài khác xâm phạm như hàn tà gây ra các cơn đau.
Đau dạ dày chia làm các thể.
Việc phân thể dựa theo triệu chứng chia làm 2 thể lớn:
Thể can khí phạm vị
Thể này lại được chia thành 3 thể nhỏ để thuận tiện cho việc điều trị
Khí trệ
Triệu chứng đặc trưng của thể này là đau. Bất thông thì sẽ thống: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai bên mạng sườn, đau xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng khó chịu, bụng ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ, mạch bệnh nhân căng như dây đàn.
Pháp: sơ can lý khí.
Phương thuốc dùng cho thể này:Bài bột lá khôi, là bài thuốc công hiệu rất tốt.Lá khôi 10g, lá khổ sâm 12g, nhân trần 12g, chút chít 10g, bồ công anh 12g. Cách dùng tán bột, ngày uống 30g với nước đun sôi để nguội.
Thể hỏa uất
Triệu chứng của hỏa là nóng, nên ở thể này triệu chứng chủ yếu là Vùng thượng vị đau, nóng rát nhiều, ợ chua, ợ đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch căng và nhanh.
pháp thể này sẽ là sơ can tiết nhiệt.
Phương thuốc dùng cho thể này: Hóa can tiễn kết hợp với bài tả kim hoàn gia giảm. Thanh bì 8g, chi tử 8g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, trạch tả 8g, bạch thược 12g, đan bì 8g, hoàng liên 8g, ngô thù du 4g.
Thể huyết ứ
Triệu chứng đau dữ dội ở 1 vị trí nhất định, ỉa phân đen, nôn ra máu tương đồng với xuất huyết tiêu hóa trong y học hiện đại.
Phương pháp chữa thể này: lương huyết, chỉ huyết.
Bài thuốc: Thất tiêu tán , Bồ hoàng 12g, ngũ linh chi 12g.Tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
Thể tỳ vị hư hàn
Đây thường là bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính lâu năm
Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm ấm, sợ lạnh, phân lúc lỏng lúc táo, mạch nhỏ.
Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ.
Phương thuốc chữa: Hoàng kì kiến trung thang gia giảm
Hoàng kỳ 16g, sinh khương 6g, cam thảo 6g,hương phụ 8g, quế chi 8g, bạch thược 8g, Đại táo 12g, cao lương khương 6g.
10.Những câu hỏi thường gặp về viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản.
Bệnh đau dạ dày của trẻ em:
Bệnh này chủ yếu gặp ở người lớn tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ em, khi trẻ phải chịu quá nhiều áp lực học tập, hay sợ thầy cô giáo hay gia đình cũng gây ra bệnh. Và kết hợp với ăn uống không điều độ, chơi game, thức khuya.
Bệnh đau dạ dày uống sữa được không?
Các loại sữa tươi, sữa chua cũng như sữa bột không ảnh hưởng tới bệnh dạ dày, mà nó còn bổ xung dinh dưỡng, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Bệnh đau dạ dày và cách phòng tránh như thế nào?
Chế độ ăn uống lành mạnh, không thức khuya, khi có các triệu chứng bệnh cần đi khám và điều trị ngay.
Chuối và bệnh đau dạ dày có liên quan gì đến nhau?
Chuối loại quả tốt cho đường tiêu hóa cũng như dạ dày.
Nghệ và bệnh đau dạ dày?
Trong nghệ chứa nhiều cucumin giúp nhanh làm liền vết loét trong đau dạ dày.
Ăn gì chữa bệnh viêm dạ dày?
Các thức ăn mềm, kết hợp nghệ, mật ong, lá khôi đốm.
Bệnh đau dạ dày có di truyền không?
Đau dạ dày không di truyền nhưng có tính chất gia đình do vi khuẩn HP gây bệnh trong dạ dày lây qua đường ăn uống. Nên khi 1 người bị đau dạ dày mọi người xung quanh cũng có nguy cơ bị.
Bệnh đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Chuối, táo, cà rốt, bí đỏ…
Bệnh đau dạ dày nên ăn kiêng gì?
Kiêng đồ cay nóng, chất kích thích, đồ ăn chua, thức ăn lên men.
Siêu âm có phát hiện bệnh đau dạ dày không?
Dạ dày tạng rỗng chứa nhiều không khí, nên sóng siêu âm ko đâm xuyên được, nên siêu âm không phát hiện được viêm dạ dày và đau dạ dày.
Bệnh đau dạ dày bao lâu thì khỏi?
Nếu điều trị đúng cách theo đúng phác đồ thì sau 4 – 8 tuần sẽ khỏi. Tuy nhiên bệnh đau dạ dày ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do đó thời gian có thể lâu hơn.
Chữa đau dạ dày bằng lá ổi có tác dụng không?
Có tác dụng nhưng chỉ hỗ trợ được phần nào đó thôi.
Bệnh đau dạ dày có bị lây không?
Không lây nhưng vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường ăn uống, tùy cơ địa mỗi người mà nó có thể phát thành bệnh.
Có chữa được bệnh đau dạ dày hay không?
Bệnh đau dạ dày có thể hoàn toàn chữa được.
Vitamin C và bệnh đau dạ dày?
Vitamin C làm nặng lên của bệnh dạ dày.
Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh đau dạ dày là triệu chứng của nhiều bệnh, có thể là viêm loét đơn thuần, nhưng cũng có thể là ung thư dạ dày rất nguy hiểm.
Bệnh đau dạ dày dùng thuốc gì?
Thuốc đông y và thuốc tây y
Cách chữa bệnh đau dạ dày dân gian?
Các loại thảo dược, bài thuốc dân gian như lá khôi, nghệ mật ong…
Bệnh đau dạ dày HP dương tính?
Là bệnh đau dạ dày kèm theo nhiễm vi khuẩn HP, vi khuẩn này làm nặng quá trình loét dạ dày.
Bệnh viêm dạ dày mãn tính?
Là bệnh viêm dạ dày chữa trị không đúng cách gây ra tình trạng mãn tính.
Khám bệnh, chữa bệnh đau dạ dày ở đâu tốt?
Các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền uy tín như Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền số 5.
Bệnh đau dạ dày tái phát là như nào?
Đó là tình trạng bệnh đau dạ dày chữa đã ổn định sau đó tái phát.
Cây xăng sê chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Cách chữa đau dạ dày đông y: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, và dùng các thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên bạn cũng không nên tự điều trị bệnh đau dạ dày tại nhà, bởi đau dạ dày chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Do đó khi có triệu chứng bạn cần đến các cơ sở uy tín như thuốc nam Nguyễn Kiều để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Đau dạ dày cấp là biểu hiện của bệnh thường là viêm loét dạ dày - tá tràng. Đây là bệnh rất phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Ổ loét là sự phá hủy …
Hiện nay đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến cả trên thế giới và cả Việt Nam.Gây ra tình trạng đau ở vùng thượng vị ảnh hưởng gây cản trở đến đời sống …
Đau dạ dày là bệnh phổ biến ở nước ta, do thói quen ăn uống và điều kiện sinh hoạt, và rất nhiều người nhiễm vi khuẩn HP do thói quen ăn chung đồ đựng …
Bệnh lý dạ dày đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa với nhiều biến chứng ngày càng nặng và nguy hiểm. Vậy chúng ta cần làm gì để đẩy lùi trào ngược …