Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối: nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp, đặc biệt bệnh lý hay gặp ở những người độ tuổi trung niên trở lên. Thoái hóa khớp gối có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu đúng bản chất của bệnh thoái hóa khớp. Cùng thuốc nam Nguyễn Kiều tìm hiểu  qua bài viết bên dưới:

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là một khớp động, vị trí nằm dưới của xương đùi và đầu trên của xương chày, phía sau xương bánh chè. Đây là khớp chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể vì vậy khi hoạt động quá nhiều, mang vác nặng…sẽ tăng trọng tải lên khớp từ đó dẫn tới thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng loạn dưỡng của khớp gối, làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn, xương dưới sụn. Từ đó gây ra sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, nặng hơn là hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gây ra tàn phế. Bệnh đa số xảy ra ở những người lớn tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối chủ yếu do tình trạng lão hóa bởi tuổi tác. Một số nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp bao gồm:

  • Người cao tuổi do quá trình lão hóa gây nên, thường thấy nhất ở những người trên 60 tuổi.
  • Bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Do yếu tố chấn thương tại khớp gối như: Đứt dây chằng khớp gối, vỡ xương bánh chè…Làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối sau chấn thương, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
  • Bệnh lý bẩm sinh gây bất thường giải phẫu như: Lệch trục chi dưới, bất thường giải phẫu khớp gối…
  • Bệnh lý tại khớp gối như viêm khớp gối, lao khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp
  • Các yếu tố thuận lợi gây bệnh: Những người có tiền sử lao động nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu, đi bộ nhiều, thừa cân và béo phì, không thường xuyên tập luyện cơ thể.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp  (Ảnh minh họa)

Thông thường bệnh thoái hóa khớp gối diễn ra âm thầm, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu thoái hóa khớp gối tùy theo từng giai đoạn bệnh.

  • Dấu hiệu ở giai đoạn sớm: Xuất hiện đau quanh khớp gối hoặc đau một vài điểm quanh khớp. Lúc đầu mức độ đau nhẹ, thường chỉ xuất hiện lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang, thường xuất hiện vào ban đêm và đau tăng khi thay đổi thời tiết.
  • Giai đoạn sau: Khớp gối có thể bị sưng, đỏ, đau nhiều do viêm khớp gối hoặc do tràn dịch khớp, hạn chế vận động đi lại của khớp. Xuất hiện tình trạng cứng khớp buổi sáng, thường dưới 30 phút.
  • Ở giai đoạn sau người bị thoái hóa khớp gối có thể cứng khớp nếu không điều trị, cứng khớp làm ảnh hưởng tới vận động khớp, đi lại khó khăn. Lâu dần các cơ cạnh khớp xuất hiện teo cơ, khó vận động, nặng nhất là bệnh nhân không thể đi lại được.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp 

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh, nên việc phòng ngừa chủ yếu là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh và chậm quá trình thoái hóa khớp.

Các biện pháp đơn giản để giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp:

Tập thể dục đều đặn và đúng cách:

Thường xuyên tập các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, yoga…Tuy nhiên cần chú ý tránh những động tác quá mạnh, đột ngột tác động lên khớp. Đặc biệt là đi bộ thì không nên đi quá nhiều làm tăng nguy cơ tổn thương khớp gối.

Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.

Chỉ cần tăng một lượng cân nhỏ thì trọng lượng tác động lên khớp gối khi chúng ta di chuyển là rất lớn. Không nên giảm cân bằng đi bộ hay chạy bộ, như vậy trong thời gian giảm cân chúng ta đã vô tình gây tổn thương khớp gối.

Chế độ ăn uống khoa học:

Bổ sung thực phẩm giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.

Biện pháp khác:

Những người phải ngồi lâu khoảng 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút, vận động khớp nhẹ nhàng tránh cơ và khớp bị mỏi.

Sản phẩm Trật đả hoạt huyết KVh hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh
Sản phẩm Trật đả hoạt huyết KVh hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh thoái hóa khớp

Tuy bệnh lý thoái hóa khớp gối không có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng có thể cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp bằng các biện pháp dùng thuốc trị thoái hóa khớp và không dùng thuốc. Ngoài ra, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ cũng giúp cho tình trạng thoái hóa khớp tiến triển chậm hơn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Khi có các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối người bệnh có thể đến khám và điều trị tại phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền số 5, cơ sở chính của thuốc nam Nguyễn Kiều tại Hà Nội. Tại phòng khám sử dụng các bài thuốc tinh hoa của lương y Nguyễn Kiều để lại, được nghiên cứu và đã chữa trị thành công cho đông đảo người bệnh và kết hợp với phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Tags: