Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không? Triệu chứng & điều trị

Bệnh thoái hóa khớp là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao và trực tiếp ảnh hưởng tới vận động của người bệnh. Hiện nay thoái hóa khớp không còn là căn bệnh xa lạ với mọi người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu tới bạn một cách tổng quan nhất về căn bệnh này : khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, cách phòng tránh và điều trị bệnh.

1.THOÁI HÓA KHỚP LÀ BỆNH GÌ?

Thoái hóa khớp là bệnh ở khớp biểu hiện bằng tổn thương sụn và kèm theo hiện tượng viêm khớp, gân, bao hoạt dịch,… gây nên các triệu chứng đau đớn có tính cơ học, hạn chế vận động,..

2.THOÁI HÓA KHỚP NGUYÊN PHÁT, THỨ PHÁT LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Thoái hóa khớp được phân làm hai loại, thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố tồn tại từ trước.

Thoái hóa khớp nguyên phát:

  • Xuất hiện một cách tự nhiên, không tìm thấy nguyên nhân nào khác ngoài tuổi tác.
  • Tình trạng thoái hóa khớp xuất hiện ở các vị trí khác nhau, tiến triển chậm, mức độ không nặng, tăng dần theo tuổi.

Thoái hóa khớp thứ phát:

  • Phần lớn do nguyên nhân cơ giới
  • Khu trú ở một vài vị trí nhất định, tiến triển nhanh.

3.CÁC NGUYÊN NHÂN BỆNH THÓA KHỚP THỨ PHÁT Ở NGƯỜI CAO TUỔI:

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
  • Chấn thương.
  • Bệnh xương sụn: hủy hoại sụn do viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn…), hoại tử xương vô khuẩn
  • Bệnh khớp vi tinh thể: Calci hóa sụn khớp, Gout mạn tính.
  • Các tổn thương cấu trúc dây chằng – bao khớp: xơ cứng bao khớp, giãn dây chằng.
  • Bệnh khớp do thần kinh: giang mai thần kinh và các bệnh thần kinh khác.
  • Bệnh nội tiết: đái tháo đường, bệnh Cushing, cường giáp trạng, cường cận giáp trạng…
  • Do thuốc: sử dụng corticoid kéo dài

4.TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP Ở VIỆT NAM

Tình trạng thoái hóa khớp ở Việt Nam
Tình trạng thoái hóa khớp ở Việt Nam

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, trong số những người mắc các bệnh về xương khớp thì có khoảng 20% bị thoái hóa khớp. Ở Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm khoảng 10,4% các bệnh về xương khớp. Các vị trí khớp thường bị thoái hóa được thống kê lần lượt các thứ tự như sau:

  • Cột sống thắt lưng
  • Cột sống cổ
  • Khớp gối
  • Khớp háng
  • Các ngón tay
  • Riêng ngón tay cái
  • Các khớp khác

Bệnh làm suy giảm chức năng vận động, gây đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5.TẠI SAO CHÚNG TA LẠI BỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  • Thoái hóa khớp xảy ra nguyên do là sự mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo sụn và thoái hóa sụn.
  • Quá trình lão hóa của sụn khớp: tuổi càng cao thì tốc độ thoái hóa sụn tăng lên, đồng thời, quá trình tái tạo sụn càng giảm.
  • Sự thoái hóa sụn xảy ra nhanh chóng, sự tái tạo sụn xảy ra chậm làm các tế bào sụn già không được thay thế, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen suy giảm và rối loạn. Do đó, chất lượng sụn giảm dần, tính đàn hồi và khả năng chịu lực giảm.
  • Yếu tố cơ giới
  • Các dị dạng bẩm sinh làm diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống bị thay đổi đáng kể.
  • Loạn sản, biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm làm thay đổi hình thái, sự tương quan của khớp
  • Quá tải: tăng cân, béo phì, nghề nghiệp
  • Theo thuyết tế bào: áp lực tăng làm các tề bào sụn bị cứng lại, giải phóng ra các enzyme tiêu protein.
  • Theo thuyết cơ học: các yếu tố bên ngoài tác động lực nén trên bề mặt các khớp hoặc địa đệm, theo thời gian gây tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp.
  • Ngoài ra, di truyền, mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương, bệnh gout… cũng gây ra thoái hóa khớp.

6.THOÁI HÓA KHỚP TRIỆU CHỨNG

Ban đầu triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp thường thầm lặng, các triệu chứng thay đổi tùy theo từng người bệnh, mức độ tổn thương, vị trí tổn thương và số khớp bị tổn thương. Đau, cứng khớp và hạn chế vận động là các triệu chứng thường gặp nhất.

Triệu chứng đau thường xảy ra sớm và phổ biến nhất. Đau xuất hiện ở vị trí khớp bị tổn thương, tăng lên khi vận động như khi đi bộ xa, mang vác vật nặng và giảm khi nghỉ. Thoái hóa khớp đang tiến triển và có viêm màng hoạt dịch đi kèm thì thường đau vào ban đêm.

Triệu chứng cứng khớp đa số xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau thời gian ngừng vận động. Cứng khớp thường ngắn dưới 10 phút.

Khớp bị bệnh hạn chế vận động thể hiện bằng sự khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày và liên quan trực tiếp đến khớp bị thoái hóa. Tổn thương các khớp chi dưới gây khó khăn khi đi bộ, đi lên cầu thang. Tình trạng hẹp khe khớp, giảm cơ lực hoặc do tình trạng không ổn định của khớp, hạn chế vận động khớp là do đau.

Hiện tượng biến dạng khớp:. Hiện tượng biến dạng khớp trong thoái hóa khớp do mọc cái gai xương, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Đối với các ngón tay: gai xương tạo nên hình hạt lồi lên ở khớp ngón xa khi thoái hóa khớp. Đối với cột sống có thể gây biến dạng gù, vẹo cột sống.

Các dấu hiệu khác:

  • Teo cơ: người bệnh đau do thoái hóa nên ít hoạt động, lâu ngày dẫn tới hiện tượng teo cơ chi phối vấn động khớp đó
  • Tiếng lạo xạo khi vận động
  • Tràn dịch khớp: phản ứng xung huyết và tiết dịch của màng hoạt dịch có thể gặp ở khớp gối gây tràn dịch.

7.Các phương pháp cận lâm sàng trong điều trị thoái hóa khớp

  • X quang
  • Siêu âm dịch khớp
  • Nội soi khớp
  • Sinh thiết màng hoạt dịch

8. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ CÁCH CHỮA 

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Tây y

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều trị thoái hóa khớp nhằm làm giảm các triệu chứng đau và cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Các rối loạn về đau và chức năng vận động có liên quan đến các tình trạng viêm, yếu tố cơ, tình trạng lỏng lẻo và không ổn định tại khớp. Điều trị thoái hóa khớp đòi hỏi phải phối hợp nhiều biện pháp nội khoa và ngoại khoa, dùng thuốc và không dùng thuốc.

Các thuốc giảm đau chống viêm:

  • Celecoxib, Diclofenac, Piroxicam… Dung nạp tốt đối với người cao tuổi.
  • Các thuốc bôi ngoài da tại khớp đau như: Voltaren emugel, Geldene… có tác dụng giảm đau đáng kể và ít gây tác dụng không mong muốn hơn đường toàn thân.
  • Các thuốc chống thoái hóa khớp làm thay đổi làm chậm tiến triển bệnh thường được dùng kéo dài và có thể phối hợp với nhau. Một số thuốc đang được sử dụng bao gồm: các chế phẩm Glucosamin, Chondroietin, Diacerin…

Corticosteroid tiêm nội khớp chỉ định trong trường hợp thoái hóa ở một khớp, có viêm khớp hay tràn dịch khớp. Tiêm nội khớp có tác dụng giảm đau, cải thiện các triệu chứng bệnh nhưng chủ yếu những tuần đầu. Tiêm Acid hyaluronic nội khớp hiện nay thường chỉ định trong điều trị triệu chứng của thoái hóa khớp gối và khớp háng.

Nội soi khớp gối là một biện pháp tương đối có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp. Các thủ thuật rửa khớp, sửa chữa, làm sạch khớp có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt với các trường hợp tổn thương nhẹ và vừa.

Sử dụng công nghệ tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị thoái hóa khớp là một hướng đi nhiều triển vọng..

Trong trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa và bảo tồn không có hiệu quả, khi bệnh nhân đau nhiều và mất chức năng vận động nhiều thì phẫu thuật thay khớp được chỉ định.

Cách chữa không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc:

  • Giữ cân nặng ở mức độ hợp lý, giảm trọng lượng ở người béo phì
  • Hạn chế quá tải cho khớp bởi trọng lượng và vận động
  • Giữ cơ thể ở tư thế cân đối, hợp lý, tránh các tư thế: đứng lâu, ngồi vẹo, lệch, không cân đối.
  • Tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế sẽ gây ứ trệ tuần hoàn, dinh dưỡng kém gây cứng khớp, thường xuyên thay đổi tư thế.
  • Tập luyện thường xuyên và vừa sức giúp cơ bắp khỏe mạnh, giảm áp lực tải trọng lên khớp khi vận động, lưu thông tuần hoàn dễ dàng. Không nên tập vận động quá mạnh hoặc quá lâu làm khớp tổn thương nhiều hơn. Với người cao tuổi nên tập thể dục nhẹ nhàng, dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, đạp xe.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh các stress, kết hợp hài hòa giữa lao động và nghỉ ngơi.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Vật lý trị liệu (siêu âm, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối nước nóng, đắp bùn…) có tác dụng chữa các tư thế xấu, duy trì dinh dưỡng tại các cơ cạnh khớp, điều trị các trường hợp đau gân và cơ kết hợp giảm đau.
Thoái hóa khớp y học cổ truyền
Thoái hóa khớp y học cổ truyền

Thoái hóa khớp y học cổ truyền:

  • Thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng tý trong y học cổ truyền.
  • Tý nghĩa là đóng lại, bế tắc. Do phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể, phối hợp với nhau mà tạo nên bệnh. Trong đó có phong nặng hơn thì gọi là hành tý, hàn nặng hơn thì gọi là thống tý, thấp nặng hơn thì gọi là trước tý…
  • Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thoái hóa khớp bao gồm:
  • Do tuổi cao, khi vệ khí bất cố, các tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, tà khí ứ lại ở cơ nhục, cân mạch, kinh lạc. Khí huyết không thông thì gây nên chứng tý.
  • Do tuổi cao, chức năng của các tạng trong cơ thể hư suy hoặc do bẩm tố cơ thể tiên thiên bất túc hoặc do ốm đau lâu ngày hoặc do phòng dục quá độ làm cho thận tinh hao tổn, thận hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn tới can huyết hư. Thận chủ cốt tủy, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân mà gây nên chứng tý.
  • Do lao động  làm việc nặng nhọc lâu ngày, hoặc do tuổi đã cao, cơ nhục yếu, lại thêm vận động sai tư thế, hoặc do ngã, va đập… làm thương tổn kinh mạch. Kinh mạch tổn thương dẫn tới đường đi của khí huyết không thông, khí huyết ứ lại mà gây chứng tý.

Chữa thoái hóa khớp y học cổ truyền

  • Bài thuốc Quyên tý thang gia vị (Khương hoạt 15g, Đương quy 15g, Xích thược 15g, Chích cam thảo 04g, Khương Hoàng 15g, Hoàng kỳ 15g, Phòng phong 15g, Cốt toái bổ 15g, Tang chi 15g, Đại Táo 12g)
  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia vị (Độc hoạt 15g, Tang ký sinh 15g, Tần giao 08g, Cam thảo 04g, Phòng phong 15g, Tế tân 04g, Đương quy 15g, Quế chi 08g, Đẳng sâm 15g, Ngưu tất 10g, Bạch thược 15g, Xuyên khung 10g)
  • Bài thuốc Tứ vật dào hồng gia vị (Xuyên khung 15g, Đương quy 15g, Thục địa 15g, Bạch thược 15g, Đào nhân 15g, Hồng hoa 15g, Tục đoạn 15g, Cẩu tích 15g, Đỗ trọng 15g)

Tuy nhiên tùy theo thể lâm sàng, vị trí đau mà có cách dùng thuốc phù hợp.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc nam

  • Bài thuốc : Cốt toái bổ 15g, Rễ đinh lăng 15g, Đau xương 15g, Rễ lá lốt 10g, Rễ cỏ xước 10g, Rễ xấu hổ 10g.
  • Bài thuốc : Kỷ tử 15g, Ngũ gia bì 15g, Hy thiêm 15g, Gối hạc 15g, Hà thủ ô 15g, Sâm nam 15g, Rễ cỏ xước 10g, Tang ký sinh 15g.
  • Bài thuốc : Sâm nam 15g, kê huyết đằng 15g, Gối hạc 15g, Rễ cỏ xước 10g, Huyết giác 15g, Cam thảo dây 06g, Xuyên khung 15g.

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp điều trị khác nhau như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, đắp thuốc, dán cao thuốc, bôi thuốc… Các phương pháp này đều sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng để giảm đau giảm sưng nề.

>> >>BÀI VIẾT LIÊN QUAN: TỔNG QUAN VỀ CĂN BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP – BỘ SẢN PHẨM TRẬT ĐẢ CHỮA GỐC BỆNH

9.BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP NÊN ĂN GÌ?

Thực phẩm người thoái hóa khớp nên và không nên ăn gì?
Thực phẩm người thoái hóa khớp nên và không nên ăn gì?

Rau xanh

  • Rau xanh có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Rau xanh giúp cung cấp chất xơ; vitamin A, C, E hỗ trợ phục hồi những tổn thương sâu của khớp, đặc biệt là bệnh nhân thoái hóa khớp.
  • Quả mọng chứa những tổ hợp của vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Một vài loại rau xanh, quả mọng được đề xuất: rau bina, dâu tây, bông cải xanh, diếp cá, tỏi tây, cải xoăn, dâu tằm, việt quất nho,..

Thực phẩm giàu vitamin C, D :

  • Vitamin C – một thành phần thiết yếu đối với sự phát triển của sụn. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó là sự suy yếu của các sụn xương.
  • Có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin C nên việc lựa chọn khá dễ dàng, ví dụ như: ổi, trái cây họ cam, quýt, dứa, cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ,…
  • Quan trọng không kém phải kể đến vitamin D, một thành phần hỗ trợ tổng hợp canxi trong xương. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, quá trình tổng hợp canxi bị cản trở, xương thiếu canxi trở nên giòn, dễ gãy, lâu hồi phục. Bổ sung vitamin D bằng cách ăn nhiều tôm cua, cá mòi, trứng,…

Các loại nấm

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nấm có chứa một loại hoạt chất ức chế sự phát triển của các khối u. Nấm hương có chứa nhiều vitamin K, C giúp xương chắc khỏe, giảm viêm, cải thiện chứng tê cứng ở chân tay. Vì vậy, bệnh nhân bị các bệnh xương khớp được khuyến khích ăn nhiều nấm.

Nấm Lim xanh có tác dụng kích thích sản sinh estrogen giúp xương luôn khỏe mạnh, tốt cho nữ giới. Vì vậy nên bổ sung nấm trong các bữa ăn hàng ngày đối với người bị thoái hóa khớp.

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 thực sự là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Omega-3 là một loại axit béo tự nhiên mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, omega-3 còn được xem là chất kháng viêm vô cùng hiệu quả nên phù hợp với bệnh nhân thoái hóa khớp.

Thực phẩm giàu beta carotene

Beta carotene là tiền thân của vitamin A, là một loại chất chống oxy hóa điển hình..

Do đó, nhóm thực phẩm này giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các thực phẩm giàu beta carotene được sử dụng nhằm phòng ngừa nhiều căn bệnh ung thư, còn tốt cho bệnh nhân mắc u xơ, bệnh gan, tụy, huyết áp,… Beta carotene chứa nhiều trong củ cải, đậu Hà Lan, khoai lang, đu đủ, rau mùi tây, măng tây, cải bó xôi,….

10.BỆNH THOÁI HÓA KHỚP KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Thoái hóa khớp có nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Để hạn chế biến chứng bệnh nhân nên kiêng kỵ những thực phẩm sau:

  • Các loại thịt đỏ: Cơ thể tiêu hóa chúng sẽ sản xuất ra axit. Những axit này lại cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Khi chế độ ăn không cũng cấp đủ canxi, cơ thể sẽ huy động canxi từ hệ xương. Như vậy, quá trình suy giảm canxi diễn ra nhanh chóng đi kèm với hiện tượng thoái hóa khớp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo công nghiệp: thức ăn đóng hộp, các loại thực phẩm chiên rán làm tăng tình trạng viêm khớp và gây gia tăng cân nặng là một trong những yếu tố gây nên thoái hóa khớp.
  • Đồ ăn có chứa nhiều đường như :bánh ngọt, nước ngọt…
  • Ăn mặn với thực đơn có nhiều muối làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến đau đớn hơn đồng thời xương giòn và dễ gãy.
  • Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có gas gây hại cho những người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp hoặc bệnh gout.

11.BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ PHÒNG BỆNH

Phòng khám chuyên khoa YHCT số 5 là phòng khám chữa thoái hóa khớp uy tín số 1 tại Hà Nội
Phòng khám chuyên khoa YHCT số 5 là phòng khám chữa thoái hóa khớp uy tín số 1 tại Hà Nội

Khi người cao tuổi bị thoái hóa khớp, người bệnh cần thực hiện chế độ luyện tập, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tránh để rơi vào một trong hai trường hợp:

  • Quá lo lắng về tình trạng bệnh nên cố sức để tập luyện nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Quá sợ bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nên nghỉ ngơi tuyệt đối, không dám vận động
  • Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Để phòng tránh thoái hóa khớp theo y học cổ truyền, người bệnh cần sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi như sau:
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu, ngồi nhiều một tư thế, tránh các tư thế xấu, không cân đối.
  • Tham gia hoạt đồng thường nhật của gia đình, xã hội tùy theo thực trạng sức khỏe và tùy theo ý thích của mỗi người. Tuy nhiên, không nên cố gắng quá sức, đặc biệt là đối với các hoạt động thể lực cần có sức vận động của khớp quá mức.
  • Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập tốt đới với người cao tuổi bị thoái hóa khớp. Tập dưỡng sinh điều độ với các bài tập luyện thở, luyện hình thể phù hợp với tình hình sức khỏe có tác dụng tăng cường hoạt động của bộ máy vận động một cách hợp lý, các tổ chức được dinh dưỡng tốt hơn, trong đó có sụn khớp. Thời gian tập 20-30p/lần/ngày.

Thoái hóa khớp là một bệnh không còn xa lạ với chúng ta. Việc điều trị chủ yếu là điều chỉnh sự mất cân bằng giữa hai quá trình tái tại sụn và thoái hóa sụn. Duy trì sự cân nặng hợp lý, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý, tránh các tổn thương khớp là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Từ những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp mà thuốc nam Nguyễn Kiều – phòng khám đông y uy tín tại Hà Nội https://thuocnamnguyenkieu.com/ đã giới thiệu tới bạn. Để hạn chế nhất những tác hại mà bệnh mang lại thì khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào, người bệnh đi khám để được điều trị kịp thời.

Người bệnh xương khớp nên khám ở đâu? là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc thoái hóa khớp nói riêng và bệnh cơ xương khớp nói chung. Phòng khám chuyên khoa YHCT số 5 của chúng tôi là địa chỉ khám chữa bệnh cơ xương khớp số 1 tại Hà Nội. Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp số 0398.946.580 để bác sỹ chúng tôi tư vấn và hiểu tình trạng bệnh đưa ra lời khuyên cụ thể đối với thể trạng từng người bệnh.

Tags: , ,