Bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân uống thuốc gì, cách nhận biết & điều trị

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có lẽ là một thuật ngữ không quá phổ biến đối với mọi người. Ta có thể hay nghe các thuật ngữ như bệnh thoái hóa khớp háng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ…Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể không được nghe nói nhiều đến như các bệnh trên nhưng cũng khá nhiều người mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh thoái hóa khớp cổ chân là gì, dấu hiệu như thế nào, điều trị ra sao, có nghiêm trọng không sẽ được thuốc nam Nguyễn Kiều gửi đến quý bạn đọc.

I.THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN LÀ GÌ?

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Theo PGS.TS Hồ Bá Do viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền, có rất nhiều văn kiện về y học Định nghĩa về thoái hóa khớp cổ chân khá chi tiết nhưng chúng tôi xin đề cập khái niệm cho quý bạn đọc học dễ hiểu nhất: Khớp cổ chân được cấu tạo bao gồm sụn khớp, bao hoạt dịch, rất nhiều xương nhỏ: xương hộp xương ghe, xương sên, xương gót, xương mác, xương chày.. thoái hóa khớp cổ chân là sự hư hỏng phần sụn đệm giữa các đầu xương kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy tại khớp.

2.DẤU HIỆU CỦA THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Có hai triệu chứng chính của thoái hóa khớp cổ chân: Là đau vùng khớp cổ chân và cứng khớp khó vận động vùng khớp cổ chân

Cơn đau vùng khớp cổ chân có thể xuất hiện bất chợt, khi gắng sức, khi va chạm mạnh hoặc có thể là khi chạm vào vùng khớp cổ chân. Một số bệnh nhân sẽ mô tả là đau vùng mắt cá chân cũng chính là cơn đau vùng khớp cổ chân

Mức độ đau sẽ xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Thông thường sẽ đau khi vận động giảm khi nghỉ ngơi đây gọi là đau kiểu cơ học.

Khi cơn đau xuất hiện sẽ làm người bệnh hạn chế vận động lâu dần sẽ hạn chế vận động của khớp gây cứng khớp và có thể teo cơ xung quanh biến dạng khớp.

Một diễn biến khác khi bị thoái hóa khớp cổ chân vùng khớp cổ chân sẽ bị viêm sưng, nóng, đỏ, đau nặng hơn sẽ tiến triển đến tràn dịch khớp sẽ gây đau đớn cho người bệnh

3.NGUYÊN NHÂN CỦA THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Để nói chính xác là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp cổ chân thì không có nguyên nhân nào cố định mà chỉ có các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Khớp được sử dụng nhiều tái diễn hoặc không đúng tư thế, quá tầm vận động
  • Trên nền tảng người bị biến dạng xương cổ chân
  • Các bệnh viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp..
  • Các chấn thương nhỏ ở vùng cổ chân nghiệp mà hoạt động nhiều đến khớp cổ chân
  • Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân
  • Thừa cân béo phì sẽ làm cho gánh nặng lên cổ chân tăng lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp cổ chân

4.CÁCH NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Ngoài dựa vào triệu chứng đã đề cập ở trên thì biết rõ bệnh thoái hóa khớp cổ chân cần có xét nghiệm sau:

  • X quang: thấy hình ảnh thoái hoá vùng cổ chân biểu hiện bằng hình ảnh đặc xương, gái xương…
  • Xét nghiệm: yếu tố dạng thấp âm tính, công thức máu, tốc độ máu lắng thay đổi không đáng kể, các xét nghiệm khác không có nhiều ý nghĩa.

5.CHẨN ĐOÁN THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Theo tiêu chuẩn chuẩn đoán thoái hóa khớp của ACR 1991

  • X quang thoái hoá khớp cổ chân, có hình ảnh gai xương hoặc đặc xương dưới sụn
  • Dịch khớp là dịch thoái hóa
  • Tuổi trên 40
  • Cứng khớp dưới 30 phút vào buổi sáng
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động cổ chân

Chẩn đoán xác định khi đáp ứng đủ  tiêu chuẩn 1 2 3 4  hoặc tiêu chuẩn 1 4 5

Còn nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng nhưng trên lâm sàng Chúng tôi xin giới thiệu cách chẩn đoán đơn giản:

  • Đau vùng khớp cổ chân, mắt cá chân đau có tính chất cơ học: đau tăng khi hoạt động giảm khi nghỉ ngơi
  • X quang thấy hình ảnh thoái hoá khớp cổ chân: đặc xương dưới sụn, gai xương, cầu xương

6.BỆNH HỌC THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Thoái hóa khớp cổ chân bệnh học : tổn thương bệnh học bao gồm :

  • Phá vỡ cấu trúc của sụn: khuyết sụn, mòn sụn…
  • Biến đổi xương dưới sụn: đặc xương dưới sụn
  • Phát triển quá mức của xương và sụn mới: gai xương, cầu xương…
  • Viêm màng hoạt dịch: có dịch vùng khớp là được dịch viêm

7.BIẾN CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp cổ chân
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp cổ chân
  • Đau nhức vùng cổ chân, mắt cá chân. Do khi bị thoái hóa bào mòn lớp sụn đệm để lộ ra các đầu xương khi đi lại va chạm vào nhau gây đau đớn. Lâu dần hình thành nên gai xương mỏ xương thì sự đau đớn lại càng tăng lên nên khi đi lại đứng nhiều
  • Tràn dịch khớp vùng cổ chân: do bị thoái hóa lâu các đầu xương có vào nhau tạo ra và các chất trung gian hoá học gây nên viêm vì vậy có thể xuất hiện dịch viêm kèm thêm dấu hiệu sưng nóng đỏ đau
  • Cứng khớp vùng cổ chân: khi bị đau vùng cổ chân lâu ta sẽ có xu hướng hạn chế vận động dần dần kèm theo dịch viêm tiết ra lâu dần làm cho tâm vận động của khớp kém lại bước đi trở nên khó khăn nặng hơn có thể không đi lại được.
  • Teo cơ vùng xung quanh cổ chân: do bị đau lâu ngày, hạn chế vận động khớp tuần hoàn mạch máu lưu thông cũng khó khăn hơn nuôi dưỡng vùng này cũng trở nên nên kém hơn dẫn đến teo cơ.
  • Biến dạng khớp cổ chân: đau chân lâu ngày dẫn đến đến hạn chế vận động, cứng khớp. Dịch viên tích tụ, gai xương hình thành làm khớp cổ chân trở nên biến dạng
  • Trật khớp
  • Dáng đi trở nên bất thường

8.ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN BẰNG TÂY Y

Mục tiêu: giảm đau chống viêm, cải thiện tình trạng bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Thuốc trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Thuốc trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Thuốc trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Điều trị triệu chứng

  • Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần ngày 2 lần
  • Thuốc kháng viêm giảm đau nsaid: diclofenac, meloxicam…
  • Diclofenac liều đau cấp 100- 150mg/ ngày. Đau nhẹ 50- 100mg/ ngày
  • Meloxicam liều 7,5- 15 mg/ lần ngày 2 lần
  • Corticoid: (methylprednisolone) liều dùng 10 – 20mg/ ngày

 Điều trị lâu dài thoái hóa khớp cổ chân

  • Glucosamine 1500mg/ ngày
  • Chondroitin 600mg x 2 lần
  •  Piascledin 300mg x 1 lần

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp cổ chân

  • Khi điều trị bằng thuốc nội khoa không đáp ứng không hiệu quả thì thì có thể dùng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật.
  • Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện tại có phương pháp mổ nội soi ít biến chứng dễ dàng thực hiện
  • Cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân.
  • Cùng với chế độ dùng thuốc, phẫu thuật thì còn có phương pháp sau :

Vật lý trị liệu bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Khi đau cấp lúc đầu ta có thể xử trí nhanh bằng cách chườm mát, sau đó kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bằng dầu nóng.

Khi bệnh nhân đã bị lâu ngày khớp hạn chế vận động thì cần phải tập vận động khớp. Sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn một vài động tác để vận động khớp cổ chân: xoay cổ chân, lắc cổ chân, kéo giãn cổ chân.

  • Động tác xoay cổ chân một tay cầm bàn chân một tay cầm gót chân sau đó xoay hai đến ba lần hết tâm vận động của khớp cổ chân
  • Động tác lắc cổ chân hai tay ôm cổ chân người bệnh cầm vào mắt cá trong và ngoài bắt đầu thực hiện động tác lắc vào trong lắc ra ngoài
  • Động tác kéo giãn cổ chân một tay giữ hot một tay cầm vào bàn chân cùng lúc kéo cả hai tay ra phía ngoài vài lần cho cổ chân giãn ra.

9.ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN BẰNG ĐÔNG Y

Điều trị  bằng yhct

Ngoài điều trị bằng y học hiện đại thì đối với các bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân nói riêng thì vai trò của y học cổ truyền là vô cùng to lớn. Y học cổ truyền rất lành tính không gây biến chứng hiệu quả lại rất cao. Chúng tôi xin giới thiệu cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo cân nhắc phương pháp điều trị cho phù hợp.

Tổng quát y học cổ truyền

Về biểu hiện bệnh lý của thoái hóa khớp biểu hiện nói chung là đau tại khớp, đau tăng nhiều khi hoạt động vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng khi thay đổi thời tiết. Tê mỏi nặng nề một vùng cơ thể tương ứng. Tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa triệu chứng đau này được y học cổ truyền mô tả như sau: đau các khớp vùng bàn chân cổ chân có tên tên gọi gọi là là chứng túc ngân thống hay đơn giản là chứng tý.

Tý có nghĩa là đóng lại, là bế tắc, bế tắc nghĩa là bất thông, bất thông tắ thống, chứng tý là chỉ những những bạn liên quan đến chứng đau ( thống). Theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nguồn gốc của chứng tý là do bên trong cơ thể bị suy yếu. 2 kinh can thận bị suy yếu làm cho khí huyết Tân dịch giảm nhất là tinh huyết giảm không nuôi dưỡng được gân xương ( thận chụp cốt tủy, can chủ cân). Nhân lúc đó chính khí suy yếu tà khí ý xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh. Y học cổ truyền chia ra nguyên nhân nhân gây bệnh thoái hóa khớp cổ chân( chứng tý) gồm:

  • Thận khí hư, vệ khí kém thường gặp ở người cao tuổi. Vậy khí bên ngoài hư kém em bất cố bố làm cho tà khíý( phong hàn thử thấp táo hỏa) xâm nhập vào cơ thể. Tà khí lưu lại cân mạch, Kinh lạc, cơ nhục làm cản trở đường vận hành khí huyết, làm khí huyết không thông mà gây nên chứng tý.
  • Thận tinh hư tổn do tuổi cao chức năng các tạng trong cơ thể hư suy, hoặc do bệnh tật lâu ngày, do do bẩm tố cha sinh mẹ đẻ trẻ tiên thiên bất túc cũng cho một nguyên nhân nữa ra là phòng dục quá độ. Thận hư không chủ được cốt tủy, can thận đồng nguyên thận hư làm can huyết, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ gây ra chứng tý.
  • Kinh mạch bị tổn thương ứ trệ, do lao động nặng gánh vác lâu ngày, hoặc to tuổi đã cao cơ lục thiếu lại thêm vận động sai tư thế, cũng do một nguyên nhân nữa đó là bị ngã bị va đập bị chấn thương. Kinh mạch lạc mạch bị tổn thương dẫn tới khí huyết không thông, khí huyết ứ trệ dẫn đến chứng tý.

Theo Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác: dùng thuốc phong thấp cần dùng nhiều thuốc bổ khí huyết đi kèm. Cốt yếu là hai kinh can thận bổ nguồn gốc của tinh huyết thì bệnh mới khỏi được.

Phân chia các thể bệnh theo y học cổ truyền

Thể thận khí hư, vệ khí bất túc dẫn đến tà khí xâm nhập

  • Chứng hậu: cảm giác đau nhức vùng cổ chân, hạn chế vận động các khớp vùng cổ chân, mệt mỏi thở ngắn. Sợ lạnh chi lạnh, tiểu nhiều lần, lưỡi bè to rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế.
  • Pháp điều trị: bổ thận, ích vệ khí, tán tà, thông kinh hoạt lạc
  • Cổ phương dùng bài thuốc Thận khí hoàn gia giảm: thục địa 320 gam, Sơn thù 160g, Bạch linh 120g, phụ tử chế 40 g, Đỗ trọng 120 gam, cẩu tích 120 gam, hoài sơn 160 gam, trạch tả 120g, đan bì 120g, Quế Chi 40 g, tục đoạn 120 gam, cốt toái bổ 120g. Tất cả đêm tán bột mịn luyện mật thành hoàn. Uống 1 lần 12 đến 16 g ngày 2-3 lần. Uống với nước ấm hoặc muối nhạt ( muối vào thận ta đang muốn bổ thận thì uống với muối). Ngoài luyện thành hoàn thì ta có thể làm thành thang thuốc thuốc sắc uống ngày 1 tháng chia 2 lần.
  • Thuốc nam: cốt toái bổ 15 g, rễ đinh lăng 15 g, dây đau xương 15 g, rễ lá lốt 10g, cẩu tích 15 g, bổ cốt chỉ 15 g, kê huyết đằng 10 g, rễ cỏ xước 10 g, rễ xấu hổ 15 g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần. Cách sắc cho nước vừa ngập mặt thuốc đun sôi 10 đến 15 phút uống trong ngày.
  • Châm cứu: châm bồ các huyệt: Thái Khê,thận du, đại trường du, mệnh môn… Chân tả các huyệt xung quanh khớp cổ chân …
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ chân 10- 15 phút/ ngày
  • Khí Công dưỡng sinh tập các bài luyện thở ở luyện thể hình 20- 30 phút/ ngày

Can thận âm hư

  • Chứng hậu: đau vùng cổ chân hạn chế vận động, đau đầu âm ỉ ù tai, hoa mắt chóng mặt. Ngủ ít lưỡi hồng rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế sác.
  • Pháp điều trị bổ can thận âm, thông kinh hoạt lạc
  • Cổ Phương dùng bài lục vị địa hoàng Hoàn gia vị: thục địa 320 g, Sơn thù 160g, Bạch linh 120g, tục đoạn 120 g, cốt toái bổ 120g, xuyên khung 40 g, Hoài sơn 160 g, trạch tả 120 g. Đan bì 120 g, Đỗ trọng 120 g, đan sâm 120 g, đương quy 120 g. Tất cả tán bột mịn luyện mật thành hoàn, uống 12 đến 18g/ lần. Uống với nước ấm hoặc muối nhạt ( muối vào thận ta đang muốn bổ thận thì uống với muối). Ngoài luyện thành hoàn thì ta có thể làm thành thang thuốc thuốc sắc uống ngày 1 tháng chia 2 lần.
  • Thuốc nam: kỷ tử 15g, ngũ gia bì 15g, Hy thiêm thảo 15g, gối hạc 15g, hà thủ ô 15 g, sâm nam 15 g, rễ cỏ xước 10 g, tang ký sinh 15 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Châm cứu: châm bổ thận du, tam âm giao, thái khê, chiếu hải, thân mạch.  Châm tả các huyệt xung quanh khớp cổ chân. 20-30p/ lần ngày 1 lần
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ chân 10- 15p/ lần/ ngày
  • Khí công dưỡng sinh, tập các bài luyện thở, luyện hình thể. 20- 30p/ lần

Thể khí trệ huyết ứ

  • Chứng hậu: đau khớp cổ chân hạn chế vận động, sưng nóng ở khớp cổ chân, đau đầu hoa mắt chóng mặt. Chất lưỡi hồng, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm sáp.
  • Pháp hành khí hoạt huyết thông kinh lạc
  • Cổ phương dùng bài tứ vật đào hồng gia giảm: xuyên khung 15g, thục địa 15 g, đào nhân 15 g, tục đoạn 15 g, cốt toái bổ 15g, cẩu Tích 15 g, đương quy 15 g, bạch thược 15 g, hồng hoa 15 g, Đỗ Trọng 15 g, đan sâm 15 g, cốt toái bổ 15 g. Sau ngày uống 1 thang chia 2 lần. Nếu đau nhiều gia giảm ngưu tất 15 g.
  • Thuốc nam: sâm nam 15 g, kê huyết đằng 15 g, gối hạc 15 g, rễ cỏ xước 10 g, huyết giác 15 g, cam thảo 6 g, hà thủ ô 15 g, xuyên khung 15 g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Châm cứu: bổ cách du, tam âm giao, Thái Khê. Tả huyết Hải, các huyệt xung quanh khớp cổ chân. Châm cứu  20 -30 phút/ lần/ ngày
  • Nhĩ châm: thần môn, giao cảm. 15-30p/ lần/ ngày.
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ chân 10 – 15 phút/ lần/ ngày
  • Khí công dưỡng sinh: tập giống các thể trên các bài tập luyện thở, luyện thể hình. 20-30 phút/ lần/ ngày

Một số phương pháp điều trị khác đối với bệnh thoái hóa khớp cổ chân

  • Dưỡng sinh: trong các thể bệnh chúng tôi đều đề cập đến phương pháp tập dưỡng sinh đây là một phương pháp luyện tập có tác dụng tốt đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp. Tập dưỡng sinh thường xuyên với các bài tập tập đã được nhắc đến ở trên đó là bài tập luyện thở, luyện thể hình hình phù hợp với tình hình sức khỏe có tác dụng tăng cường hoạt động của các cơ bắp, bộ máy vận động một cách hợp lý. Giúp các cơ bắp chắc khỏe giúp cho khí huyết kinh mạch lưu thông tuần hoàn dễ dàng. Tươi máu đến các tổ chức được dễ dàng hơn trong đó có sụn khớp. Thời gian tập nên duy trì từ 20 đến 30 phút/ lần tối thiểu 1 lần/ ngày có thể tập 2 lần 1 ngày.
  • Ngoài các phương pháp trên y học cổ truyền còn các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân khác như: đắp thuốc dán cao, bôi thuốc, xông… Các phương pháp này đều có một mục đích chung đó là sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng để vùng tổn thương là khớp cổ chân giảm sưng nè giảm đau.

10.CÁCH CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN

Phòng bệnh bằng cách tập thể dục và ăn uống khoa học luôn là lời khuyên đầu tiên của bác sỹ đối với bệnh nhân
Phòng bệnh bằng cách tập thể dục và ăn uống khoa học luôn là lời khuyên đầu tiên của bác sỹ đối với bệnh nhân

Ngoài các phương pháp trên chữa bênh cần thực hiện phòng tránh sau:

  • Tránh mang vác nặng làm việc quá sức, vì khi đó đó cổ chân sẽ phải chịu một áp lực rất lớn lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp cổ chân sớm
  • Giày dép mua phải chọn có đủ tiêu chuẩn: vừa chân, ôm chân đi thoải mái, chất liệu mềm cao su. Hạn chế đi dép giày cao gót quá 7 cm nên chọn các loại đế xuồng dễ đi.
  • Tập thể dục thường xuyên, nên không gắng sức, phù hợp với thể trạng sở thích của bản thân thường là những môn thể dục tốt cho cử động của khớp cổ chân như đạp xe, dưỡng sinh, yoga…
  • Nên nên ngâm chân bằng nước ấm thêm chút muối và gừng vào buổi tối kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp cổ chân và bàn chân. Hôm nào mà phải đi lại vận động nhiều hoặc đứng nhiều thì ngâm chân rất hiệu quả vừa đỡ đau chân lại có một giấc ngủ ngon
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý các thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin rau xanh… Giảm các đồ ăn nhiều muối, đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ dầu mỡ…
  • Cần phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách làm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm
  • Đối với trẻ em chữa các bệnh về còi xương, các tật về khớp

11.CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI BỆNH THOÁI HÓA CỔ CHÂN

PGS.TS Hồ Bá Do viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền sẽ trả lời tất cả câu hỏi thắc mắc của người bệnh trên toàn quốc gửi về cho thuốc nam Nguyễn Kiều như sau:

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nên nên đi bộ tập thể dục không?

Đi bộ là hình thức dễ dàng thực hiện và khá hiệu quả nên được rất nhiều người thực hiện. Tuy nhiên với căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân người bệnh không nên đi lại quá lâu vì sẽ làm tăng quá trình thoái hóa rất nguy hiểm đối với bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm đến đến tính mạng không?

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm đến đến tính mạng không?
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm đến đến tính mạng không?

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu chúng ta quá chủ quan cũng sẽ để lại những biến chứng hiểm: đau nhức vùng chân, hạn chế tầm vận động, teo cơ, cứng khớp, nặng nhất có thể dẫn đến không thể đi lại được.

Nhưng cũng không quá lo lắng chỉ cần khi thấy các dấu hiệu: đau vùng cổ chân đau có tính chất cơ học, có các công việc hoạt động liên quan đến phải đi lại nhiều hoặc đứng nhiều, có dị tật ở chân. Thì lời khuyên của chúng tôi là nên đi khám để được kiểm tra chuẩn đoán và điều trị. Bệnh thoái hóa khớp cổ chân tuy không nặng nhưng nhưng vì ở vùng chân mà chúng ta lại đi lại nhiều, không hạn chế được vận động nên vùng tổn thương lâu lành hơn việc điều trị dai dẳng hơn.

Thoái hóa mắt cá chân

Mắt cá chân con cấu tạo gồm nhiều xương: xương chày xương mác xương sên. Và điều thuộc vùng khớp cổ chân. Vì vậy đau mắt cá chân là đau cổ chân nếu kèm theo các yếu tố nguy cơ: đứng nhiều, đi lại nhiều hoặc tuổi tác cao béo phì thừa cân đi khám khi chụp X quang thế hình ảnh gai xương, đặc xương thì có thể chuẩn đoán là thoái hóa khớp cổ chân.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân nên ăn thực phẩm gì?

  • Cá: thực phẩm em giàu omega 3 axit béo tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Chất này sẽ làm ức chế phản ứng viêm tại cổ chân giảm sưng nóng đỏ đau. Có trong nhiều các loại cá biển: cá thu, cá hồi… Bạn nên ăn các loại cá trên khoảng 1 tuần 2- 3 lần.
  • Nước hầm xương: trong nước hầm xương của bò, bê, gà, lợn.. có chứa hàm lượng canxi và glucosamine. Canxi giúp xương chắc khỏe,  tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp. Hai chất này rất tốt đối với bệnh thoái hóa khớp cổ chân.
  • Thực phẩm chứa canxi khác: có trong sữa, đậu, tôm, cua, ốc… như đã biết canxi rất quan trọng đối với cấu tạo hệ xương bổ sung các chất này sẽ giúp cho người bị thoái hóa.
  • Các loại trái cây và rau củ: súp lơ, cà rốt, ổi, cam, táo, đu đủ… Các thực phẩm trên cung cấp chất xơ, các vitamin A, C, D, các chất chống oxy hóa. Rất tốt cho sức khỏe và xương khớp
  • Gừng, tỏi: là những gia vị không thể thiếu trong bếp nhưng chúng cũng rất tốt đối với bệnh xương khớp. Gừng theo y học cổ truyền có tên gọi là sinh khương đối với gừng tươi vị cay có tác dụng ổn thông kinh lạc giúp cho vùng viêm giảm đau. Tỏi có chất kháng viêm làm giảm quá trình viêm tại khớp cổ chân.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không nên ăn thực phẩm gì?

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không nên ăn thực phẩm gì?
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không nên ăn thực phẩm gì?
  • Đồ ngọt: các thực phẩm chứa glucozơ fructozơ… Đường đơn đường tinh luyện đều không tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này rất dễ gây thừa cân béo phì  và rất được ưu chuộng. Đồ ngọt đối với khi các vết thương các phản ứng viêm làm cho chúng trở nên lâu lành hơn.
  • Đồ mặn: đồ mặn khi được hấp thu nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm hấp thu canxi không tốt đối với xương khớp.
  • Đồ dầu mỡ: các đồ dùng mỡ không tốt cho sức khỏe làm cho các phản ứng viêm lâu lành. Một chế độ ăn nhiều mỡ sẽ tăng cholesterol triglyceride làm cho lòng mạch đặc khó di chuyển hơn làm cho dịch viêm khó tiêu hơn.
  • Rượu bia thuốc lá: đối với sức khỏe nói chung đều rất có hại.
  • Đồ ăn nhanh: chứa nhiều chất độc nguy hiểm do được chiên  dầu không đảm bảo, thực phẩm không đủ sạch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi nấu… Làm cho chất độc ứ đọng trong cơ thể rất nguy hiểm

Trên đây là chia sẻ của thuốc nam Nguyễn Kiều https://thuocnamnguyenkieu.com/ về căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn đọc muốn tìm hiểu về căn bệnh này.

Tags: