Tin tức

Thân Thế – Sự Nghiệp xây dựng nền y học dân tộc của Lương y Nguyễn Kiều

Những công trình khoa học của lương Y Nguyễn Kiều đã để lại giá trị to lớn đối với Y học Việt Nam và đây là nền tảng viết tiếp cho bước phát triển tiếp theo của Y học nước nhà. Những bài thuốc, lý luận và phương pháp chuẩn đoán của lương y để lại đến ngày nay vẫn còn bám sát với hiện tại góp phần cứu chữa thành công rất nhiều bệnh nhân nan y.

Sau đây, thuốc nam Nguyễn Kiều có đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của lương y Nguyễn Kiều trong y học

Phần 1: Sinh thời của lương Y Nguyễn Kiều

Lương y Nguyễn Kiều sinh ngày 20-8-1891, quê ở rạch Cái Bàn, thôn Long Hậu, Xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc(nay là Đồng Tháp). Do sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y, lên ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người có năng khiếu về y thuật. Ngày nhỏ ông được ông nội của mình là Năm Gia hết mực cưng chiều, ông cho Nguyễn Kiều đến ăn ngủ cùng với mình rồi dậy cho chữ nho, lên 5 tuổi Nguyễn Kiều đã viết thành thạo chữ nho, lên 9 tuổi đã đọc được sách thuốc Hán Nôm, nhận biết được các vị thuốc và phụ giúp Năm Gia làm thuốc.

Phần 2: Biến cố gia đình lương Y Nguyễn Kiều

Cuộc sống cứ thế trôi qua, biến cố đến với gia đình Nguyễn Kiều khi Kiều ở độ tuổi đôi mươi, ông nội Năm Gia mất, gia đình Nguyễn Kiều bắt đầu gặp khó khăn, kinh tế sa sút. Thương mẹ vất vả trăm bề, với những kiến thức về thuốc học được từ ông nội, Nguyễn Kiều quyết định rời quê hương lên Sài Gòn kiếm việc làm, Kiều xin vào làm thuê cho một hiệu thuốc Bắc của một người Hoa. Ở với ông chủ người gốc Hoa 4 năm, Kiều đã trải qua đủ thứ việc như bào chế thuốc, bốc thuốc, trợ giúp ông chủ khám bệnh, kê đơn,… Những lúc đông bệnh nhân, Nguyễn Kiều được quyền trực tiếp thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.

Phần 3: Lương Y Nguyễn Kiều theo đuổi sự nghiệp thuốc Nam vì người bệnh.

Theo đuổi sự nghiệp thuốc Nam vì người bệnh
Theo đuổi sự nghiệp thuốc Nam vì người bệnh

Nhờ những kiến thức học được từ ông nội và ông chủ người gốc Hoa, Nguyễn Kiều quyết định trở về quê lập nghiệp, mở một hiệu thuốc riêng của mình mang tên “Thầy Thuốc Một Thang”. Nhờ tài nghệ của mình, hiệu thuốc “Thầy Thuốc Một Thang” của Nguyễn Kiều nhanh chóng được nhiều người biết đến, được người dân truyền tụng khắp vùng, bệnh nhân tìm đến rất đông. Trong số những bệnh nhân đến khám có không ít những bệnh nhân nghèo khó, không đủ tiền mua thuốc, điều đó đã khiến cho Nguyễn Kiều trăn trở, quyết tâm theo đuổi nghiên cứu về thuốc Nam, lấy cây nhà lá vườn làm thuốc để điều trị, giảm bớt chi phí thuốc men cho người bệnh. Cũng nhờ hay chữa bệnh cho người nghèo, mà Nguyễn Kiều đã lên duyên vợ chồng cùng với cô Chín Lương con gái của một gia đình nông dân nghèo ở huyện Châu Thành.

Phần 4: Bén duyên với cách mạng.

Tình cờ cô Chín Lương có một người cháu họ làm hoạt động cách mạng với bí danh Hoàng Cái. Người này đến tá túc tại nhà vợ chồng Nguyễn Kiều, phát hiện thấy Nguyễn Kiều là người có chí hướng muốn thay đổi xã hội, lên Hoàng Cái đã đưa Nguyễn Kiều tham gia vào phong trào Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Kể từ đó, Nguyễn Kiều bắt đầu làm nhà hoạt động cách mạng với bí danh “Thượng Khúc” có nghĩa là “Bài ca cao đẹp”, hiệu thuốc “Thầy Thuốc Một Thang” lúc này cũng trở thành địa điểm liên lạc bí mật của các nhà cách mạng.

Phần 5: Nguyễn Kiều – khai sinh cái tên Ba Kiều Côn Lôn.

Việc thường xuyên có người lạ mặt ra vào hiệu thuốc, khó qua khỏi tai mắt của bọn Việt gian và chính quyền thực dân Pháp. Không lâu sau đó, Nguyễn Kiều cùng một số các đồng chí cách mạng đã bị bọn thực dân bắt giữ. Bọn chúng dụ dỗ, thuyết phục, rồi tra tấn hòng moi ra tổ chức bí mật. Nhưng Nguyễn Kiều nhất quyết không khai, trước sau chỉ một lời khai làm thuốc cứu người. Dù không đủ bằng chứng, xong chúng vẫn đưa Nguyễn Kiều ra toà án dân sự, kết án 20 năm tù khổ sai đày ra Côn Đảo.

Ngày 2-8-1931 Nguyễn Kiều bị đày ra nhà tù Côn Đảo, lúc này Nguyễn Kiều đã tròn 40 tuổi.

Ở đây, Nguyễn Kiều đã gặp được đồng chí Tôn Đức Thắng một nhà hoạt động cách mạng lão thành. Đồng chí Tôn Đức Thắng biết được Nguyễn Kiều là một lương y tài giỏi có lòng theo đuổi sự nghiệp thuốc Nam lên đã giao cho Nguyễn Kiều nhiệm vụ thu hái, sưu tầm, bí mật xây dựng tủ thuốc Nam để chữa bệnh cho các đồng chí cách mạng và tù nhân trên Côn Đảo.

Chỉ bằng những vị thuốc đơn giản như Vôi bột trét trên tường nhà tù, nước tiểu, vài nắm rong biển, vài cây thuốc có sẵn trên Côn Đảo mà Nguyễn Kiều đã chữa khỏi hàng trăm bệnh cho hàng nghìn người chiến sĩ cách mạng và tù nhân trên Côn Đảo, nhờ có ơn cứu mạng bởi vậy mà Nguyễn Kiều được các tù nhân nơi đây gọi với cái tên thân mật “Ba Kiều Côn Lôn”, từ đó cái tên “Ba Kiều Côn Lôn” được khai sinh, đi theo Nguyễn Kiều suốt cả quãng đường gây dựng sự nghiệp thuốc Nam sau này.

Phần 6: Sự trở về và công cuộc xây dựng nền y học dân tộc.

Là người gắn bó với Lương y Nguyễn Kiều ngay từ lúc còn nhỏ. Từ một người bệnh được Thầy Kiều cứu chữa, rồi theo thầy Kiều học thuốc nam. Để giờ lương y Nguyễn Xuân Việt thành học trò xuất sắc nhất của Lương Y Nguyễn Kiều.

Năm 1945, nhờ vào cách mạng Tháng Tám thành công, hơn 2000 tù nhân là chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo được chở về đất liền, trong đó có lương y Nguyễn Kiều.

Vẫn nhớ như in lời nói của đồng chí Tôn Đức Thắng khi còn ở nhà tù Côn Đảo “ Nếu sau này còn sống sót trở về đất liền đồng chí phải đem nghề thuốc ra chữa trị cho đồng bào và truyền nghề cho các học trò”. Vì vậy khi trở về đất liền, lương y Nguyễn Kiều bắt tay ngay vào xây dựng tủ thuốc nam, ông chọn xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây là nơi bắt đầu.

Ông đích thân đi đến gặp từng cụ phụ lão trong làng, đề nghị chính quyền và nông hội mở hợp tác xã nông nghiệp trồng cây thuốc nam.   Ông là người trực tiếp khám bệnh để dạy các học trò là con em nông dân tại địa phương bốc thuốc, chế biến thuốc, chữa bệnh cho nhân dân bằng 100% thuốc nam tự túc.

Hiểu được lợi ích và cảm phục tấm lòng của ông, hơn một nghìn cụ lão nông trong xã đã ký vào bản kiến nghị xin “Chính phủ cho nông dân được dùng thuốc nam”. Được chính phủ đồng ý, lương y Nguyễn Kiều cùng một số lương y khác đã vận động thành lập Hội đông y Việt Nam và Hội đông y Hà Nội, các hội này đến nay vẫn còn hoạt động sôi nổi.

Cũng trong thời gian này, bằng những kiến thức tích lũy cả đời, ông đã biên soạn ra rất nhiều tài liệu quý về dược liệu, cách chế biến dược liệu, cách dùng thuốc, cách chẩn trị bệnh,…. để làm tài liệu giảng dạy cho học trò. Hiểu được những giá trị mà lương y Nguyễn Kiều mang lại cho nền y học nước nhà, đến đầu năm 1969 đích thân Thủ tướng Chính phủ giao cho Lương y Nguyễn Kiều thành lập Trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, trực thuộc Bộ y tế, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang cử cán bộ quản lý điều hành.

Lương y Nguyễn Kiều 80 tuổi làm hiệu trưởng, ngày 11/3/1971 chính thức có con dấu, khai giảng khóa học đầu tiên. Ông làm hiệu trưởng dẫn dắt trường cho đến tháng 12 năm 1974 thì mất, hưởng thọ 84 tuổi. Sau hàng chục năm phát triển, đến nay ngôi trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh năm xưa đã trở thành Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam là một ngôi trường đào tạo về Đông Y hàng đầu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Phần 7: Những bài thuốc nổi tiếng của lương Y Nguyễn Kiều

Những bài thuốc nổi tiếng của lương Y Nguyễn Kiều
Những bài thuốc nổi tiếng của lương Y Nguyễn Kiều

Lương y Nguyễn Kiều nổi tiếng không chỉ với những bài thuốc chữa xương khớp mà còn nổi tiếng với các bài thuốc khác để trị các bệnh như: bệnh nam nữ khoa, bệnh gan mật, tỳ vị..v..v… Cùng tìm hiểu một số bài thuốc nổi tiếng của lương y Nguyễn Kiều:

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều dùng cho các nguyên thủ quốc gia trong nhà tù Côn Đảo:

Thành phần bài thuốc gồm có: vữa vôi, phèn chua, cỏ xước, nước đồng tiện, bồ hóng, rượu cùng một vài vị thuốc nam khác.

Từ những vị thuốc đơn giản này đã giúp các nguyên thủ quốc gia vượt qua được những đòn tra tấn dã man của thực dân.

Bài thuốc cơ xương khớp – “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn”.

Ứng dụng bài thuốc cơ xương khớp - “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn” - Sản phẩm Trật đả hoạt huyết KVh
Ứng dụng bài thuốc cơ xương khớp – “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn” – Sản phẩm Trật đả hoạt huyết KVh

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Nguyễn Kiều để nhớ lại năm 13 tuổi thầy bị ngã và phải dùng đến bài thuốc này cho hết bệnh. Được thầy đặt tên là “Nguyễn Kiều tái tạo hoàn”.

>>> Xem thêm:

Bài thuốc bao gồm các vị thuốc sau:

  • Bồ hóng gác bếp: 200g
  • Phèn chua phi: 50g
  • Quả chanh nóng (không có chanh có thể thay bằng dấm thanh): 5 quả
  • Vôi ăn trầu (đốt khô): 10g
  • Nước tiểu trẻ em 8 tuổi, khỏe mạnh: 2 lít
  • Rượu: 0,5 lít

Cách dùng của bài thuốc:

  • Ô long (bồ hóng gác bếp) cho vào nước sạch, quấy đều, loại bỏ cặn.
  • Phèn chua cho vào chảo gang phi khô một nửa, sau đó để nguội rồi tán.
  • Vôi ăn trầu đặt trên viên ngói đốt khô.
  • Chanh quả nướng bỏ hạt vắt lấy nước, trộn đều với các vị trên rồi cho vào chai, hoặc đổ vào lọ nước tiểu ngâm, nút kín để từ 3 đến 21 ngày (chon xuống đất càng tốt), bỏ bã, lấy nước uống.

Cách dùng:

  • Ngày uống từ 20- 50ml. Chia ngày 2 lần, uống lúc không no cũng không đói.
  • Tùy thể trạng của người bệnh để định liều cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai không được sử dụng.

Bài thuốc về bệnh phụ nữ, bệnh nam khoa – “kiên cung hoàn”

Lương y Nguyễn Kiều ngoài nổi tiếng với các bài thuốc chữa xương khớp ra còn nổi tiếng với các bài thuốc khác, như:

Bài thuốc trị về bộ phận sinh dục của nam và nữ, hành kinh đau bụng. Được thầy đặt tên là bài “kiên cung hoàn”

Gồm các vị thuốc:

  • Nhũ hương: 80g
  • Một dược: 80g
  • Mộc hương: 160g
  • Lô hội: 120g
  • Đại hoàng: 8g (được tẩm sao cháy 3/10)
  • Thổ phục linh: 200g
  • Xuyên tiêu: 80g (sao qua)
  • Tiểu hồi: 40g
  • Đại hồi: 8g
  • Dấm: 2 lít
  • Rượu: 1 lít
  • Đường phèn: 480g

Cách chế biến bài thuốc:

  • Thổ phục linh, mộc hương, xuyên tiêu, tiểu hồi, đại hồi, đại hoàng tán bột rồi trộn chung.
  • Lô hội, nhũ hương, một dược nấu với nước lọc bỏ cặn, canh đặc rồi tẩm vào các thuốc bột trên.
  • Sau đó tẩm dấm với rượu rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó tán bột mịn, làm hoàn với đường phèn hoặc kẹo mạch nha.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày uống 8-16g, chia 2 lần uống trong ngày, uống với nước ấm.

Bài thuốc “Cao Giải Phóng”

Để chữa các chứng liên quan đến nổi mụn nhọt, ngứa ngoài da, chức năng gan- thận suy giảm bệnh về tiêu hóa,..…

Thành phần bài thuốc:

  • Ké đầu ngựa: 300g
  • Cà gai leo: 1000g
  • Kim ngân hoa: 2000g
  • Vỏ gạo gai: 2000g
  • Bồ công anh: 2000g
  • Trinh nữ: 1000g
  • Đơn mặt trời: 500g
  • Tầm duột: 500g
  • Cam thảo nam: 500g
  • Thổ phục linh: 5000g

Cách chế biến thuốc:

  • Các vị thuốc thái nhỏ. Cho thuốc vào chảo, đổ ngập thuốc, nấu còn 1/3, nước thứ 2 ít hơn. Trộn 2 nước lại rồi cô đặc thành cao miếng. Hoặc cao lỏng đặc như mật ong cho vào chai để dùng.

Cách dùng thuốc:

  • Ngày dùng từ 12-20g, chia 2 lần, uống sau ăn 2 giờ.
  • Trẻ em khi uống có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường cho dễ uống.
  • Cắt nhỏ cao cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm cho tan, uống lúc còn ấm.
  • Tùy thể trạng người bệnh mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.
  • Phụ nữ có thai thận trọng khi sử dụng.
  • Khi dùng thuốc nên kiêng dầu mỡ, thịt gia cầm, các đồ ăn có tính nhiệt, ăn nhạt.

BÀI THUỐC CHỮA PHÙ THẬN NHIỄM MỠ CỦA LƯƠNG Y NGUYỄN KIỀU

Phần 8: Tổng kết

Sau gần 70 năm làm thuốc, gần 60 năm làm cách mạng. Lương y Nguyễn Kiều đã để lại cho đời hàng nghìn bài thuốc quý có hiệu quả lâm sàng cao, hàng trăm tài liệu khác nhau về dược liệu, cách dùng thuốc, bệnh học, cách chẩn trị bệnh,cách ăn uống phòng chữa bệnh,…..

Tất cả được lương y Nguyễn Kiều tổng hợp lên thành một tác phẩm kinh điển về y học mang tên “Y Học Tổ Quốc Toàn Tập” được truyền lại cho hậu thế về sau.

Tags: