Tai - mũi - họng

Nước vào tai khi tắm cho trẻ có gây viêm tai giữa không?

Nhiều phụ huynh khi tắm gội cho con luôn có tâm lý lo lắng sợ nước chảy vào tai trẻ gây ra viêm tai giữa. Vậy sự thực bị nước vào tai khi tắm gội có gây bệnh viêm tai giữa hay không?

Nước vào tai khi tắm cho trẻ có gây viêm tai giữa không?
Nước vào tai khi tắm cho trẻ có gây viêm tai giữa không?

Cấu tạo của tai giữa

Cấu trúc bình thường của tai gồm 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. 

  • Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài, tai ngoài được ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ. 
  • Tai giữa là một khoang có chứa không khí lưu thông. Trong tai gồm các thành phần là màng nhĩ, hòm nhĩ và vòi nhĩ. Trong hòm nhĩ có các xương con nối khớp với nhau để nhận âm thanh. Vòi nhĩ (hay còn gọi là vòi Eustache) thông với vùng hầu họng, để cân bằng áp lực của hòm tại với tai ngoài. Khi áp lực cân bằng màng nhĩ có thể rung tự do khi phản ứng với sóng âm. Và giúp người bệnh nghe được âm thanh một cách tốt nhất. 
  • Tai trong gồm các thành phần ốc tai, tiền đình và các ống bán khuyên.

Như vậy theo cấu tạo thì tai giữa và tai ngoài không thông với nhau mà cách nhau bởi lớp màng nhĩ.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng niêm mạc vùng tai giữa bị viêm do nhiều nguyên nhân dẫn đến vòi nhĩ bị tắc. Vòi nhĩ bị tắc dẫn đến dịch từ tai giữa không thoát ra được dẫn đến ứ đọng dịch và gây viêm. Viêm tai giữa có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cấu tạo ống Eustachian ngắn hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, dịch tiết từ cổ họng đi qua vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa trẻ nhỏ. Trẻ em cũng là nhóm có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc các nhiễm khuẩn đường hô hấp và cảm lạnh hơn. 

Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa?

Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa?
Nguyên nhân nào gây viêm tai giữa?

Các nguyên nhân gây bệnh tại đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới đều có thể là tác nhân gây ra viêm tai giữa. Các bệnh có thể dẫn tới viêm tai giữa bao gồm:

 

  • Siro Laho
    Trường hợp do nguyên nhân viêm mũi họng, viêm mũi xoang,.. bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm Siro Laho để chữa và phòng bệnh viêm tai giữa cho con, vì hầu họng tai có ống thông với nhau, nên các bệnh tai mũi họng luôn gắn liền với nhau

Các tác nhân vi sinh có thể gây bệnh gồm:

  • Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, tụ cầu, Hemophilus influenza…
  • Virus: Sau mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi, rubella…
  • Do nấm tuy nhiên nguyên nhân này ít gặp hơn.

Các yếu tố thuận lợi có thể tăng nguy cơ gây bệnh viêm tai giữa:

  • Trẻ em nhất là trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng nguy cơ cao. Do có vòi nhĩ ngắn, hẹp và hơi nằm ngang hơn so với người lớn. Ngoài ra hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên dễ bị viêm tai giữa hơn.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, tình trạng suy giảm sức đề kháng.
  • Cấu trúc giải phẫu ở tai bất thường.

Viêm tai giữa có thể do nhiều tác nhân gây ra. Nhưng trong số các tác nhân thì có những tác nhân vi sinh gây bệnh có độc lực mạnh thì bệnh sẽ diễn biến nguy hiểm hơn.

Nước vào tai có gây viêm tai giữa không?

Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai giữa, nhưng không có nguyên nhân nào là nước vào tai. Nước khi tắm vào tai không thể gây viêm tai giữa ở những người có cấu tạo tai bình thường. Bởi vì tai ngoài và tai giữa ngăn cách nhau bởi màng nhĩ, nước không thể vào tai giữa nếu như màng nhĩ bình thường.

Khi bị nước tắm vào tai chỉ cần nghiêng đầu cho nước ra hết khỏi tai là được. Tuy vậy nên tránh nước bẩn vào tai vì đây là yếu tố nguy cơ gây ra viêm ống tai ngoài.

Ngoài ra, nhiều người không biết việc một lượng nước sạch vào tai lại giúp cho ráy tai bớt khô, lấy ráy tai sẽ dễ dàng hơn.

Một số trường hợp nên tránh để nước tắm vào tai khi:

  • Nếu bị viêm tai giữa mạn tính thủng màng nhĩ: Trường hợp này màng nhĩ không còn nguyên vẹn, nên nếu nước vào tai sẽ vào tai giữa. Đặc biệt là tránh nước bẩn vào tai trong trường hợp này vì sẽ gây nhiễm khuẩn tai giữa.
  • Đang trong quá trình điều trị viêm tai giữa: Nên tránh để nước vào tai, để điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bị viêm ống tai ngoài: Viêm ống tai ngoài thường do bị trầy xước do lấy ráy tai; nhiễm khuẩn từ nguồn nước sau khi tắm ao hồ. Nên tránh để nước bẩn vào tai trong quá trình bị viêm nhiễm khuẩn.

Tóm lại nếu cấu tạo tai hoàn toàn bình thường thì việc nước sạch vào tai không phải nguyên nhân gây bệnh. Nên khi tắm cho trẻ mà bị nước tắm sạch vào tai thì cũng không phải là vấn đề gì đáng ngại. Khi bị nước vào tai chỉ cần nghiêng hoặc lau cho khô để tránh ứ đọng nước trong tai.

Nguồn tài liệu: thuốc nam Nguyễn Kiều https://thuocnamnguyenkieu.com/

Tags: , , , ,