Nền Y học cổ truyền Việt Nam với nhiều các danh y nổi tiếng góp phần làm rạng danh dân tộc Việt Nam ta. Với lịch sử hiện đại đóng góp công sức không nhỏ vào nền y học nước nhà đó chính là lương y Nguyễn Kiều. Người sáng lập trường thuốc ta Tuệ Tĩnh. Nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Gia thế lương y Nguyễn Kiều
Lương y Nguyễn Kiều hay Ba Kiều Côn Lôn. Sinh ngày 25 tháng 5 năm 1891 tại xã Hòa Long, Rạch Cái Bàn, hộ Xã Đường, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Hồi xưa Nam triều vua Tự Đức – nhà Nguyễn là thôn Long Hậu, tổng An Thới, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang, Nam Kỳ
Ba Kiều Côn Lôn xuất thân là một người bình thường nhưng được giác ngộ cách mạng rồi tham gia cách mạng chống thực dân Pháp. Trong thời gian hoạt động cách mạng, Ba Kiều bị thực dân Pháp bắt và nhốt tù đày ở Côn Đảo suốt 15 năm. Từ ngày 2 tháng 8 năm 1931 đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Việt Nam giành được độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nguyễn Kiều được trở về Nam Bộ Việt Nam.
Giai đoạn lưu đày ở Côn Đảo
Những ngày tháng tù đày ở Côn Đảo. Đồng chí Ba Kiều Côn Lôn thực hiện nhiệm vụ nằm gai nếm mật thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đảng cộng sản Đông Dương bí mật giao phó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bách chiến, bách thắng. Ba Kiều Côn Lôn phải sống và tiếp tục chiến đấu thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Ba Kiều Côn Lôn là cái tên được quần chúng đặt cho Nguyễn Kiều.
Giai đoạn 1931 đến 1945, trên hòn đảo Côn Lôn có sự cải tạo y tế nửa chủ nghĩa xã hội bí mật hoạt động có hiệu quả rõ rệt. Đã bí mật cứu chữa cho lính tù, bên cạnh việc chữa bệnh cho nhân dân trên đảo, công chức thuộc Pháp và nhân dân thuộc Pháp. Lúc đó, bộ máy nhà ngục Côn Đảo có đến trăm công chính và 300 quân nhân của Pháp. Tù phạm nói chung tổng số có từ 5000 đến 10000 người. Vậy mà ” Y tế tù” bí mật cứu chiến binh, nhất là tù nhân được chữa bằng thuốc nam tại chỗ. Một hình thức tổ chức y tế cách mạng. Mạng lưới thuốc tại chỗ tự lực cánh sinh, nhái hình thức ” làm nhà bếp” trong đó lồng ” Y tế tù” dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và thực tiễn có nghiên cứu, viết sách và đào tạo bí mật cán bộ rất thực tiễn. Hòn đảo rộng 42 km2, hơn 10 km đường kính, rừng núi, cây thuốc quý có hơn 200 loại thuốc sống, thú, chim, cá, ốc, rong biển, rau quý, sữa trâu, nhưng sữa trâu quý nhất.
Suốt 15 năm sống trên hòn đảo với cuộc sống của lính tù nơi đây không khác gì địa ngục trần gian. Lính tù ăn cơm gạo sạn, cảnh áo xanh như râu tóc như gáo dừa xanh khô. Ba Kiều Côn Lôn suốt 15 năm với cảnh thử vàng, gian nan thử sức, gian nan khó nhọc, trường học anh hùng.
>>> Xem thêm:
Tags: lương y Nguyễn Kiều