Bệnh viêm họng - viêm amidan

Làm sao để phòng bệnh viêm họng?

Viêm họng thường gặp nhất là khi thay đổi thời tiết, gặp điều kiện thuận lợi vi sinh vật có thể phát triển mạnh gây ra những biểu hiện bệnh. Vậy làm sao để phòng bệnh viêm họng mỗi khi thay đổi thời tiết?

Làm sao để phòng bệnh viêm họng?
Làm sao để phòng bệnh viêm họng?

1. Tổng quan bệnh viêm họng

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị một tác nhân gây bệnh nào đó dẫn đến bị viêm sưng, đỏ, đau, các tuyến tăng tiết dịch. 

Viêm họng tùy theo diễn biến bệnh mà chia thành hai loại bao gồm: Viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

  • Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng bị viêm cấp tính gây ra các biểu hiện sốt, đau, sưng, đỏ họng, kèm theo nuốt đau, ho khan hoặc ho có đờm.
  • Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm ở họng kéo dài dai dẳng, thường kéo dài trên một tuần, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Đây thường là hậu quả của quá trình viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần và thường không đáp ứng hay ít đáp ứng với các thuốc điều trị.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp gồm:

Nguyên nhân gây viêm họng cấp
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
  • Virus: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng cấp, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi, các loại virus thường gây ra viêm họng bao gồm Adenovirus, các loại virus cúm, sởi, coronavirus, epstein-Barr virus…Trong các loại virus thì nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng là adenovirus.
  • Vi khuẩn: 
  • Liên cầu: Liên cầu beta tan huyết nhóm A là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng cấp. Đặc biệt hay gặp lứa tuổi từ 5-15 tuổi, bệnh nhân thường sốt cao, hạch sưng to, đau họng nhiều, có thể xuất hiện giả mạc, phát ban..nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim…
  • Bạch hầu: Hay gặp ở trẻ em, là loại vi khuẩn trước đây gây viêm họng giả mạc nguy hiểm rất phổ biến. Tuy nhiên sau khi điều chế được vắc-xin phòng bệnh thì tỷ lệ bị bệnh này ở trẻ càng ít gặp. 
  • Một số loại vi khuẩn ít gặp khác: Lậu cầu, não mô cầu, chlamydia…
  • Do các nguyên nhân viêm họng khác: Do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm không khí, dị ứng…

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính:

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính:
Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính:
    • Do vi sinh vật: Do virus hoặc vi khuẩn, cư trú vùng miệng, hầu họng không được điều trị triệt để, khi gặp điều kiện thuận lợi gây ra viêm họng.
    • Viêm amidan mạn tính: Amidan là tổ chức hạch vùng hầu họng có nhiệm vụ như hàng rào bảo vệ cơ thể tránh tác nhân gây bệnh đi xuống đường hô hấp dưới. Viêm các tổ chức này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới viêm họng mạn.
    • Trào ngược dạ dày thực quản: Một nguyên nhân mà người bệnh thường không biết, do dịch vị từ dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc hầu học dẫn tới tình trạng viêm mạn tính. 
    • Do khói bụi, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm làm cho đường hô hấp bị tổn thương dễ gây ra những bệnh lý đường hô hấp.
    • Viêm mũi xoang mạn: Dịch tiết từ khe mũi xoang chảy xuống vùng họng cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm họng mạn.
    • Ung thư vòm họng: Là nguyên nhân hiếm gặp gây ra viêm họng mạn, nhưng lại rất nguy hiểm. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng tại chỗ là họng sưng đau, xuất huyết, khó nuốt… và toàn thân như mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn.

2. Các biện pháp phòng bệnh viêm họng hiệu quả

Các biện pháp phòng bệnh viêm họng hiệu quả
Các biện pháp phòng bệnh viêm họng hiệu quả

Để phòng bệnh viêm họng hiệu quả cần áp dụng các biện pháp sau:

2.1 Phòng bệnh từ bên ngoài:

  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ở những người bị viêm họng mạn nên quang khăn mỏng khi đi ngủ để tránh bị lạnh. Trời lạnh khi ra khỏi nhà nên thường xuyên mang khăn quàng cổ để tránh bị lạnh vùng cổ.
  • Tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm, tránh hít khói thuốc lá, kiêng hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, có biện pháp phòng ngừa khi bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp.

2.2 Phòng bệnh từ bên trong:

  • Cần phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn tại vùng răng miệng, mũi xoang và hầu họng. Nếu không điều trị triệt để các vi khuẩn cư trú tại vùng nhiễm khuẩn khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm sức đề kháng, thời tiết thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Đánh răng thường xuyên ngày 2 lần, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần vì cao răng là nơi vi khuẩn sinh sống.
  • Súc miệng và súc họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý ấm. 
  • Tránh để bị lạnh kéo dài như ngậm đá lạnh, bị dính nước mưa nhất là khi cơ thể không khỏe.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ổn định.
  • Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin phòng một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh viêm họng. Một số loại virus và vi khuẩn gây bệnh viêm họng có vắc-xin như cúm, sởi, bạch hầu…Ngoài ra tiêm phòng vắc-xin đầy đủ còn giúp phòng một số bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm tai giữa…

Trên đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh viêm họng cấp và mạn khi thay đổi thời tiết. Thực hiện đúng và thường xuyên có thể hạn chế tối đã nguy cơ mắc bệnh. 

Nguồn tài liệu : Phòng khám đông y uy tín Hà Nội https://thuocnamnguyenkieu.com/

Tags: ,