Hoạt động của phòng khám

Lý giải tại sao chọn: Chủ động các vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO

Hiện nay, nguồn dược liệu của nước ta đang trong tình trạng “loạn”. Tại sao chúng tôi lại dùng từ “loạn”? Hiện tượng chảy máu dược liệu sạch, những dược liệu quý bị tận diệt như sâm ngọc linh, nấm linh chi, lan kim tuyến,… được dân thu hái để bán cho thương lái bán sang Trung Quốc để kiếm lời. Sau khi tách chiết hết hoạt chất quý thì lại những loại dược liệu này quay đầu trở laị bán cho chính người dân Việt Nam. Đây là một nỗi đau xót với những người thầy thuốc, người lương y đang hành nghề cứu người chữa bệnh như chúng tôi.

Đồng thời, nguồn dược liệu thu hái và bảo quản rất thủ công, không đúng cách đang diễn ra trong dân và trong một số phòng khám nhỏ, làm mất hàm lượng dược liệu mà còn sinh ra một số nấm độc gây hại cho con người khi uống vào.

Nhận thấy những vấn đề nhức nhối này, công ty thuốc nam Nguyễn Kiều đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền tự chủ động vùng nguyên liệu cho mình.  Đồng thời còn tạo điều kiện cho những người dân tộc tại những vùng khó khăn có công việc ổn định và phát triển trên chính quê hương.

1.Thực trạng nguồn dược liệu Việt Nam

Thực trạng nguồn dược liệu Việt Nam
Thực trạng nguồn dược liệu Việt Nam

Đất nước ta có thuận lợi là có điều kiện khí hậu và đất đai ưu đãi, cùng kho tàng tri thức sử dụng phong phú của các cộng đồng dân tộc khác nhau, là điều kiện tốt để phát triển cây dược liệu quý hiếm.

Theo Quyết định 1976 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1976 phê duyệt Quy hoạch phát triển dược liệu Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 vào năm 2013.

  • Trên cả nước sẽ phát triển trên 7 vùng trồng dược liệu chính với 54 loài cây dược liệu trên diện tích 28.000 ha.
  • Cung ứng trên 110.000 tấn dược liệu từ nguồn trồng trọt hàng năm cho cả nước.
  • Tiến hành chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên, nhằm đáp ứng đủ nguồn dược liệu cho công nghiệp dược, YHCT, các lĩnh vực khác trong nước và định hướng xuất khẩu.

Nhưng thực tế, hiện trạng dược liệu vẫn thua trên sân nhà, chưa phát triển hết tiềm năng và sự quan tâm giành cho nó. Do không thể cạnh tranh với các dược liệu và sản phẩm từ dược liệu nhập từ nước ngoài (Trung Quốc).

Thời điểm năm 2020 đã cận kề, qua 4 năm ban hành Quyết định 1976, nhưng chưa có nhiêù hoạt động được triển khai theo mục tiêu đã đề ra theo quyết định của thủ tướng chính phủ.

2.Các tồn tại chính dược liệu ở Việt Nam hiện nay

Thiếu tập trung

Vùng dược liệu thiếu tập trung, nhỏ lẻ
Vùng dược liệu thiếu tập trung, nhỏ lẻ

Hiện nay, nước ta chưa có tầm nhìn chiến lược, phát triển dược liệu lâu dài, cũng  như nhiều chính sách mới dừng lại ở văn bản, hoặc được triển khai một cách chậm chạp.

Thiếu công nghệ

Trồng dược liệu bằng phương pháp thủ công, năng suất thấp
Trồng dược liệu bằng phương pháp thủ công, năng suất thấp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày nay, các sản phẩm dược liệu hiện đang sản xuất thường có giá thành cao, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

Các sản phẩm dược liệu khó cạnh tranh do 3 nguyên nhân chính sau:

  • Thiếu giống dược liệu có chất lượng tốt
  • Công nghệ trồng trọt và chăm sóc cho từng cây dược liệu chưa có;
  • Công nghệ sơ chế/chế biến sau thu hoạch thiếu và yếu.

Chưa có một môi trường cạnh tranh công bằng

Dược liệu sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO, vẫn không cạnh tranh được với dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguồn dược liệu kém chất lượng thậm chí là dược liệu rác trong nước và xuất khẩu.

Mô hình tổ chức sản xuất dược liệu chưa phù hợp:

Tình trạng sản xuất dược liệu còn manh mún, tự phát, nhỏ lẻ không có hệ thống tổ chức định hướng, chưa chú trọng đến phát triển gắn kết các hộ gia đình

Chính sách chưa hoàn thiện

Để đảm bảo các định hướng trên để dược liệu phát triển bền vững, đảng và nhà nước cần nên:

  • Có chính sách cụ thể vùng trồng dược liệu, sản phẩm từ dược liệu Việt Nam;
  • Phát triển chuỗi vùng dược liệu gắn với các tổ chức kinh tế cộng đồng và gắn với du lịch cộng đồng, nông nghiệp – thảo dược;
  • Xây dựng vùng cây thuốc, bảo tồn nguồn ghen quý;
  • Tập trung áp dụng công nghệ cao vào trồng, sản xuất, sơ chế,.. dược liệu;

3.Thuốc nam Nguyễn Kiều có nguồn nguyên liệu dược liệu sạch và chủ động các vùng trồng

Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền
Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền

Nhận thấy những tồn tại trên, công ty thuốc nam Nguyễn Kiều đã hợp tác với viện Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền để chủ động được nguồn nguyên liệu sạch và vùng trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO thành lập 3 trung tâm của Viện với các mục tiêu đề ra như sau:

1.Trung tâm phân tích và kiểm nghiệm chất lượng – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền

Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm phân tích và kiểm nghiệm chất lượng như sau: Phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm các chỉ tiêu như:  Nước ăn uống, nước đá, nước sinh hoạt; thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm BVSK, phụ gia, dư lượng thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng,… Và một số chỉ tiêu khác do các cá nhân và tổ chức yêu cầu thêm.

2.Trung tâm bảo tồn và phát triển cây thuốc nam – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Y Dược Học Cổ Truyền

  • Vùng bảo tồn cây thuốc nam của Viện tại địa chỉ: Thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
  • Các vùng trồng dược liệu trên cả nước như: tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Ba Vì – Hà Nội…
  • Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm bảo tồn và phát triển cây thuốc nam: hợp tác cùng cá nhân và tổ chức để mở rộng vùng dược liệu, tiến tới phục vụ cho nghiên cứu, chiết xuất và bào chế sản phẩm đảm bảo chất lượng từ A-Z cho Viện.

3.Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc nam

Mục tiêu chính của trung tâm này chính là:

  • Nghiên cứu khoa học và ứng dụng y học cổ truyền vào phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
  • Đánh giá tác dụng và phương pháp chẩn trị bảo tồn và giữ gìn, xác định các bài thuốc quý, công năng thảo dược, công dụng các hoạt chất về bệnh lý.
Lễ ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ của Viện với hợp tác xã du lịch và dịch vụ Tân Lạc
Lễ ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ của Viện với hợp tác xã du lịch và dịch vụ Tân Lạc

Đây là một phần nỗ lực của Trung tâm và thuốc nam Nguyễn Kiều nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân nghèo vùng cao, tận dụng các diện tích đất trống, đồi trọc đang bị lâm tặc khai thác kiệt quệ. Từ đó, chúng tôi sẽ xây dựng một vùng trồng dược liệu mới, đáp ứng nhu cầu của công ty và Viện, sau đó cung ứng cho nhu cầu dược liệu trong nước, tiến xa hơn sẽ định hướng xuất khẩu.

Một số hình ảnh vùng dược liệu của công ty tại các tỉnh trên cả nước:

Vùng dược liệu của công ty tại Khánh Hòa
Vùng dược liệu của công ty tại Khánh Hòa
Vùng trồng dược liệu tại ĐăkLăk
Vùng trồng dược liệu tại ĐăkLăk
Vùng trồng dược liệu tại Sơn La
Vùng trồng dược liệu tại Sơn La

4.Quy trình trồng và thu hái dược liệu sạch của công ty thuốc nam Nguyễn Kiều:

Toàn bộ quy trình trồng của thuốc nam Nguyễn Kiều từ trồng, thu hái , sơ chế và bảo quản dược liệu sạch tuân theo tiêu chuẩn sạch của thế giới GACP-WHO, đảm bảo tiêu chí:

  • Cơ sở vật chất như kho chứa, phòng thí nghiệm, nơi sơ chế,… phải đảm bảo chất lượng. Điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí của vùng trùng đảm bảo theo tiêu chuẩn cho phép. Đôí tượng cây dược liệu chăm sóc theo quy trình khép kín, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay kim loại nặng vượt mức cho phép.
  • Nguồn nhân lực: những người trực tiếp trồng, thu hái, chế biến, bảo quản,.. được đào tạo bài bản có kỹ năng thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn GACP về cây thuốc.

Quy trình trồng và thu hái dược liệu sạch của công ty thuốc nam Nguyễn Kiều:

Bước 1: Chọn đất

Để đảm bảo cho chất lượng dược tính, khâu chọn đất là khâu then chốt nhất, xem có phù hợp với cây dược liệu hay không?

  • Chọn địa điểm, thổ nhưỡng,
  • Chọn khí hậu;
  • Chọn chất đất

Bước 1: Chọn đất
Bước 1: Chọn đất

Bước 2: Chọn giống
Bước 2: Chọn giống

Bước 2: Chọn giống

Chọn nguồn vật liệu nhân giống thật kỹ từ hạt giống, cây con, cây mô, tách chiết,…để đảm bảo giữ bảo tồn được nguồn gen quý cũng như giữ được tính năng của dược liệu.

Bước 3: Trồng và chăm sóc

Tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế về về thuốc trừ sâu và lượng tồn dư, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để cho cây dược liệu sinh trưởng và phát triển.

Bước 3: Trồng và chăm sóc
Bước 3: Trồng và chăm sóc

Bước 4: Thu hái
Bước 4: Thu hái

Bước 4: Thu hái

Tùy theo từng loại dược liệu, bộ phận thu hái, mùa vụ và thờ điểm thu để thu hái, sao cho chất lượng dược liệu luôn cao nhất. Trong quá trình thu hái, cẩn thận để lẫn tạp chất.

Bước 5: Sơ chế

Công ty thuốc nam Nguyễn Kiều có khu sơ chế đạt chuẩn và máy móc hiện đại, đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế mà vẫn giữ nguyên 100% hàm lược dược liệu trong sản phẩm.

Bước 5: Sơ chế
Bước 5: Sơ chế

Bước 6: Bảo quản
Bước 6: Bảo quản

Bước 6: Bảo quản

Chúng tôi có hệ thống máy móc bảo quản chất lượng:

  • Các dược liệu sử dụng tươi được bảo quản đông lạnh trước khi đến cơ sở bào chế.
  • Dược liệu khô sơ chế theo đúng quy trình và đặc tính của dược liệu.

5.Những cây thuốc quý trong hệ thống vùng dược liệu sạch của thuốc nam Nguyễn Kiều

Hiện nay, với hệ thống vùng trồng khắp trên cả nước với hơn 300 loại thuốc nam, chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong trong bảo tồn nguồn ghen thuốc quý hiếm và nhân giống chúng.

Một số hình ảnh cây dược liệu sạch làm thuốc y học cổ truyền trong hệ thống vùng dược liệu của công ty như sau:

Cây lá khôi
Cây lá khôi

Củ tam thất
Củ tam thất

Lá sen
Lá sen

dây đau xương
dây đau xương

Cây xạ đen
Cây xạ đen
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa

 

Tags: