Bệnh rối loạn chuyển hóa

Bệnh đái tháo đường là gì và những điều bạn nên biết về nó

Nhắc đến bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có lẽ chúng ta không còn xa lạ với căn bệnh này, tuy nhiên để hiểu rõ về nó thì chắc hẳn nhiều người còn khá mơ hồ. Theo thống kê, có tới trên 60% người Việt mắc tiểu đường nhưng không biết mình mắc bệnh, và chỉ khi những biểu hiện trầm trọng hay những biến chứng nặng nề như: suy tim, suy thận, mất thị lực, loét bàn chân… thì người bệnh mới biết để khám và điều trị. Do đó, bài viết hôm nay muốn cung cấp cho các bạn những hiểu biết, những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường, cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này

1.Đái tháo đường là gì? Thế nào là bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường là gì?

Trong máu của chúng ta luôn luôn có một lượng đường nhất định để đảm bảo chức năng cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và đường trong máu sẽ nhờ tới Insullin- 1 loại hoocmon của tuyến tụy sẽ có vai trò như người vận chuyển, giúp đưa đường tới cơ quan đích và giúp đường trong máu ổn định. Vì một lý do nào đó khiến cho Insullin giảm sản xuất hoặc mất tác dụng khiến đường trong máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường.

2. Làm xét nghiệm gì để biết mình mắc đái tháo đường?

Để chẩn đoán một người mắc ĐTĐ người ta dựa vào những xét nghiệm sau:

  • Hoặc Xét nghiệm đường huyết bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200 mg/dl)
  • Hoặc Xét nghiệm đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (126 mg/dl) sau khi nhịn đói 8-12h.
  • Hoặc HbA1C ≥ 6.5 % – là chỉ số đánh giá lượng đường trong máu 3 tháng qua.
  • Hoặc làm Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl )- đo lượng đường trong máu 2h sau khi uống 75g đường hoà tan với 250ml nước.

3. Đái tháo đường Tuýp 1, Tuýp 2 là như thế nào?

Tỷ lệ bị tiểu đường ở Việt Nam
Tỷ lệ bị tiểu đường ở Việt Nam

Đái tháo đường Tuýp 1

ĐTĐ Tuýp 1 hay còn có tên ĐTĐ thanh thiếu niên hay ĐTĐ bẩm sinh, do bệnh thường phát hiện ở tuổi rất trẻ. Nguyên nhân chưa được xác định chính xác nhưng các bác sĩ cho rằng nó liên quan đến kiểu gen với yếu tố môi trường. Hậu quả là làm cho hệ miễn dịch cơ thể tự phá hủy những tế bào tụy làm nhiệm vụ sản xuất ra Insullin, do đó cơ thể không có Insullin và bắt buộc phải bổ sung Insullin từ ngoài vào cơ thể.

Đái tháo đường Tuýp 2

Đây là loại phổ biến nhất ( khoảng 90%), Loại này, tụy vẫn có khả năng tiết Insullin( do đó còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc Insullin) nhưng không đủ, cơ thể sử dụng insulin không thích hợp hoặc các yếu tố nào đó làm mất tác dụng của Insullin. Thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành > 35 tuổi, người thừa cân, béo phì.

4. Thế nào là tiền đái tháo đường?

Đây là tình trạng mà lượng đường cao trong cơ thể cao hơn người bình thường nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường.

  • 5.9 mmol/l ≤ ĐH đói< 6.9mmol/l
  • 7mmol/l ≤ OGTT <11,1mmol/l
  • Đo HbA1C : Từ 5.7 – 6.4 %

5. Thế nào là bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Thế nào là bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Thế nào là bệnh đái tháo đường thai kỳ?
  • Đây là loại đái tháo đường thoáng qua, được phát hiện trong thời kỳ mang thai.
  • Loại này thường là hết đi sau khi sinh.
  • Thế nhưng những người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ thì nguy cơ bị ĐTĐ tuýp 2 sau này là khá cao.

6. Những yếu tố nguy cơ gây là bệnh đái tháo đường là gì?

Những yếu tố nguy cơ gây là bệnh đái tháo đường là gì?
Những yếu tố nguy cơ gây là bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường tuýp 1

Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 1 còn chưa rõ ràng. Tuy vậy, khi có 1 thành viên trong gia đình mắc ĐTĐ tuýp 1, sẽ làm tăng nguy cơ mắc ở thế hệ sau. Các yếu tố môi trường với phơi nhiễm một số vi rút cũng là mối nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 1.

Đái tháo đường tuýp 2

  • Trong gia đình: có bố mẹ hoặc anh em mắc ĐTĐ
  • Tuổi tác :  ≥ 40 tuổi.
  • Chủng tộc.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lười vận động, tập luyện thể thao.
  • Chế độ ăn không điều độ: ăn nhiều calo, mỡ bảo hòa, nhiều đường, ít chất xơ.
  • Có tiền sử Tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao.
  • Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.

7. Những triệu chứng có thể phát hiện được khi bị đái tháo đường là gì? 

triệu chứng có thể phát hiện được khi bị đái tháo đường là gì? 
triệu chứng có thể phát hiện được khi bị đái tháo đường là gì? 

Khi bị đái tháo đường có thể người bệnh sẽ không phát hiện thấy triệu chứng. Những triệu chứng có thể thấy dưới đây:

  • Mắt nhìn mờ.
  • Hay có cảm giác mệt mỏi không lý do.
  • Đi tiểu nhiều và nhiều lần hơn trước.
  • Nhanh đói và cảm giác thèm ăn nhiều hơn.
  • Sút cân mặc dù vẫn ăn uống ngon miệng.
  • Cảm giác khát nước và uống nhiều nước.
  • Khi bị những vết thương dù nhỏ nhưng rất lâu lành, có thể bị nhiễm trùng da, bàng quang, viêm răng lợi, viêm bộ phận sinh dục.
  • Cảm giác tê như kiến bò, nóng rát ở bàn tay và  chân.

8. Những biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh đái tháo đường là gì?

Những hậu quả và biến chứng của đái tháo đường khá nghiêm trọng, nó ảnh ảnh hưởng đến: mạch máu, hệ tim mạch, thận, mắt, hệ thần kinh.

Những hậu quả xảy ra như : nhồi máu cơ tim và đột quỵ; viêm loét, nhiễm trùng bàn chân gây hoạt tử, cắt cụt chi; suy thận mạn giai đoạn cuối; rối loạn chức năng tình dục.

9. Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào? 

Tuy vào tuýp bệnh và mức độ của bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau

  • Đối với đái tháo đường tuýp 1, người bệnh sẽ phải phụ thuộc vào Insulin suốt đời và tuân thủ tuyệt đối liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Đồng thời có chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt, chặt chẽ.
  • Đối với đái tháo đường tuýp 2 người bệnh có thể không phải dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống ở mức độ nhẹ. Mức độ nặng hơn thì phải tuân thủ kết hợp việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Do đó việc phát hiện sớm bệnh là vô cùng quan trọng.

Thay đổi lối sống là điều bắt buộc với bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào, chế độ như sau:

  • Ăn hạn chế nhiều thịt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả tươi, đồ ít béo.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập phù hợp hoặc có thể đi bộ, làm vườn ít nhất 30 phút đều đặn mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá: thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Kiểm soát cân nặng, không để bị thừa cân, béo phì
  • Không uống rượu bia: vì rượu bia có thể làm tăng đường máu và tăng huyết áp.

10. Làm gì để phòng ngừa và kiểm soát đái tháo đường?

  • Khi bị đái tháo đường người bệnh rất khó phát hiện sớm các triệu chứng, do vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng 1 lần là điều cần thiết, đặc biệt là đường huyết và HbA1c.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập phù hợp, vừa sức 30-45 phút mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Hạn chế thuốc lá, rượu.
  • Tránh căng thẳng stress tâm lý.

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp có những hiểu biết cần thiết về bệnh đái tháo đường cũng như cách phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.

Địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường tốt tại Hà Nội
Địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường tốt tại Hà Nội

Nếu có thắc mắc cần được tư vấn các bạn hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa YHCT số 5, địa chỉ J02-07, Phân khu An Phú, Dương Nội, Hà Đông, HN. để được tư vấn khám và điều trị cụ thể.

Hotline liên hệ: 0398.946.580

>>> Xem thêm: Bệnh đái tháo đường, tiểu đường căn bệnh nguy hiểm tuổi trung niên