Tai - mũi - họng

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là bệnh hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới khả năng nghe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Việc điều trị bệnh viêm tai giữa đúng giúp trẻ tránh các nguy cơ các biến chứng xảy ra. 

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

1.Tổng quan bệnh viêm tai giữa

Tai giữa là một phần trong cấu tạo của tai. Trong tai giữa chứa các thành phần quan trọng giúp chúng ta tiếp nhận âm thanh.

Tai giữa là một khoang có chứa không khí gồm các thành phần là màng nhĩ, hòm nhĩ và vòi nhĩ. Trong hòm nhĩ có các xương con nối khớp với nhau để nhận âm thanh. Vòi nhĩ (vòi Eustache) thông với vùng hầu họng, để cân bằng áp lực của hòm tại với tai ngoài.

Viêm tai giữa là tình trạng niêm mạc tai giữa bị viêm. Thông thường khi bị các bệnh lý đường hô hấp gây tiết dịch, sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông dịch ở tai giữa, làm cho dịch bị ứ đọng tại đây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây bệnh viêm tai giữa.

Tổng quan bệnh viêm tai giữa
Tổng quan bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa chia thành viêm tai giữa cấp tính  và viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa cấp tính:

Đối với viêm tai giữa cấp tính có 3 giai đoạn của bệnh gồm:

  • Giai đoạn xung huyết: Biểu hiện màng nhĩ xung huyết đỏ, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức, sốt…Giai đoạn này nếu điều trị bệnh thường khỏi hoàn toàn.
  • Giai đoạn ứ mủ: Dịch mủ trong tai giữa bị ứ đọng không thoát được, dẫn đến tai bệnh nhân đau nhức dữ dội, soi tai thấy màng nhĩ sưng phồng. Nếu không điều trị thì sẽ gây thủng màng nhĩ dịch thoát ra ngoài.
  • Giai đoạn vỡ mủ: Khi lượng dịch trong tai lớn gây thủng màng nhĩ, dịch trong tai giữa chảy ra ống tai ngoài. Khi dịch chảy ra các dấu hiệu sẽ giảm rõ rệt, đỡ đau nhức. Tuy nhiên tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Viêm tai giữa mạn tính:

  • Viêm tai giữa mạn mủ: Là tình trạng viêm tai giữa mạn tính có sự xuất hiện của cholesteatoma hoặc những biến chứng nặng nề. Đây là một chất gây ra tiêu xương tai.
  • Viêm tai giữa mạn mủ nhầy: Là tình trạng viêm mạn tính nhưng không có sự xuất hiện của cholesteatoma.

Nói chung viêm tai giữa có nhiều thể, tùy từng thể bệnh cụ thể mà có các biện pháp điều trị thích hợp.

2.Biến chứng của viêm tai giữa

Biến chứng của viêm tai giữa
Biến chứng của viêm tai giữa

Cha mẹ cần biết bệnh viêm tai giữa có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Ảnh hưởng tới thính lực, gây giảm thính lực.
  • Tổn thương tai trong.
  • Viêm tai xương chũm
  • Viêm màng não, viêm não, áp-xe não.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Những biến chứng xảy ra có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nên không nên tự ý điều trị bệnh.

3.Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa
Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính:

Ở giai đoạn xung huyết điều trị bằng các thuốc:

  • Giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Có thể chỉ cần thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với theo dõi có thể khỏi sau vài ngày. 
  • Nếu cần thiết thì sử dụng kháng sinh từ 5-7 ngày.
  • Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh tăng nặng hoặc xảy ra biến chứng.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên, hút mũi khi thấy có dịch để tránh gây tắc vòi nhĩ.

Giai đoạn ứ mủ:

  • Sử dụng các thuốc điều trị như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm hạ sốt. Các thuốc nhỏ tai có tác dụng chống viêm chống nhiễm khuẩn.
  • Chích rạch màng nhĩ khi thấy dịch ứ đọng nhiều. Việc chích rạch giúp dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Sau đó vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày giúp màng nhĩ có thể tự liền lại được.

Giai đoạn vỡ mủ: 

  • Nếu màng nhĩ đã thủng, cần phải tới cơ sở y tế làm thuốc tai mỗi ngày. Như vậy sẽ làm sạch dịch mủ và tạo điều kiện cho màng nhĩ có thể liền lại được.
  • Dùng các thuốc toàn thân tương tự như các trường hợp trên. Lưu ý là dùng thuốc nhỏ tai khi đã thủng màng nhĩ phải dùng các loại thuốc không có ảnh hưởng tai trong.

Các phương pháp chung khi điều trị viêm tai giữa cấp

  • Cần phải nâng cao thể trạng bằng việc dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin cần thiết.
  • Điều trị các bệnh mũi họng triệt để.
  • Làm sạch mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn. Hút mũi khi dịch mũi nhiều, dùng thuốc nhỏ mũi.

Viêm tai giữa mạn tính:

  • Viêm tai giữa mạn mủ nhầy: Chủ yếu là điều trị nội khoa. Tuy nhiên viêm tai giữa mạn tính thường kèm theo thủng màng nhĩ nên cân nhắc phẫu thuật vá màng nhĩ để cải thiện chức năng nghe nhất là ở trẻ em
  • Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân, nhỏ thuốc tai là hỗn hợp thuốc chống viêm và kháng sinh tại chỗ sau khi vệ sinh tai.
  • Nhỏ bằng dung dịch từ các thảo dược như: Chiết xuất berberin, cây bạch hoa xà…
  • Điều trị các bệnh lý ở vùng mũi họng.

Vệ sinh tai, đây là một bước rất quan trọng giúp tăng tác dụng điều trị và tránh nhiễm trùng tai. Các bước vệ sinh tai gồm:

  • Chuẩn bị khăn mềm, nước ấm sạch và nước muối sinh lý hoặc nước rửa tai bằng dung dịch nước sát khuẩn từ thảo dược. Các dung dịch thảo dược được sử dụng như nước sắc hoàng liên, kim ngân hoa…Đảm bảo nước sắc sạch, dược liệu đảm bảo chất lượng.
  • Pha hỗn hợp nước muối sinh lý cùng với nước ấm, nhúng khăn sau đó lau sạch vùng tai ngoài.
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc sử dụng nước rửa tai khác nhỏ vào tai.
  • Cách nhỏ tai: Nghiêng đầu để tai có màng nhĩ bị thủng ở trên, sau đó nhỏ dung dịch chuẩn bị vào ống tai. Giữ đầu trong vòng từ 1 đến 3 phút, sau đó nghiêng ngược lại để nước bên trong chảy hết ra ngoài. Cuối cùng sử dụng khăn sạch lau lại. 
  • Nên thực hiện vệ sinh tai khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để ống tai luôn được sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và tăng hiệu quả của thuốc dùng tại chỗ.

Viêm tai giữa mủ:

  • Trường hợp này thường có biến chứng và có sự xuất hiện của cholesterol nên chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
  • Phẫu thuật để nạo bỏ cholesteatoma và vá màng nhĩ.

Việc điều trị viêm tai giữa cần chỉ định đúng từng trường hợp để tránh điều trị sai làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 

Nguồn tài liệu tham khảo: phòng khám đông y uy tín https://thuocnamnguyenkieu.com/

Tags: