Bệnh trĩ

Bệnh trĩ: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bệnh trĩ là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao và có vị trí mắc khá đặc biệt, trĩ lại không gây ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng, diễn biến bệnh cũng thầm lặng, chỉ thường phát hiện ra khi ở giai đoạn trĩ sa ra ngoài và người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu bệnh. Nếu bệnh trĩ được phát hiện sớm,  các biện pháp điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bài viết dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ  giới thiệu tới bạn một cách tổng quan nhất về bệnh trĩ, dấu hiệu nhận biết bệnh, cách hạn chế, phòng tránh bệnh và điều trị bệnh như thế nào.

1.BỆNH TRĨ LÀ GÌ? BIỂU HIỆN BỆNH TRĨ 

Theo Giám đốc Nguyễn Vũ Hùng giám đốc chuyên môn công ty thuốc nam Nguyễn Kiều: bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu ở vùng hậu môn căng to dễ chảy máu, trĩ là bệnh thường gặp , thường gặp ở người lao động tĩnh tại và người táo bón nhiều.

 

Triệu chứng của bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp:

Bệnh trĩ thường biểu hiện bằng các dấu hiệu dưới đây, có thể biểu hiện riêng lẻ từng dấu hiệu, cũng có thể xuất hiện cùng lúc các triệu chứng :

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi : mức độ chảy máu đa dạng có thể chảy nhiều máu cũng có thể chảy ít : máu chảy thành giọt hay thành tia, hoặc chỉ thấy máu dính vào giấy chùi sau khi đi vệ sinh. Sau khi đi đại tiện máu chảy ra. Phân và máu không bị lẫn với nhau, phân vẫn giữ màu sắc bình thường và máu thường phủ bên ngoài phân.
  • Sa búi trĩ ra: là dấu hiệu xuất hiện muộn hơn dấu hiệu chảy máu, lúc đầu sa ra co lên được về sau sa ra thường xuyên dùng tay đẩy cũng không co lên.
  • Đau, sưng hậu môn, cảm giác căng tức rát hậu môn. Trĩ sưng to hơn hay có dấu hiệu của viêm nhiễm như : đau hơn, hay ngứa quanh lỗ hậu môn, có thể chảy dịch.
  • Toàn thân : Các dấu hiệu toàn thân thường không có gì bất thường. Khi trĩ bị chảy máu có thể có dấu hiệu thiếu máu. Trĩ chảy máu nhiều ngày không điều trị có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu nặng đôi khi cần phải truyền máu.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

2.NGUYÊN NHÂN BỆNH TRĨ

 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân chính gây ra bệnh (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh trĩ có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ như :

  • Người bị táo bón thường xuyên và người bị hội chứng lỵ  : Người bi những bệnh này khi đi vệ sinh sẽ phải đi trong thời gian dài hơn và sử dụng nhiều lực để rặn, sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và áp lực lên trĩ dễ gây tình trạng sa ra.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như viêm phế quản mãn tính, thường xuyên ho nhiều, những người lao động nặng nhọc như khuân vác hay khom lưng,.. sẽ gây tăng áp lực ổ bụng dễ dàng làm cho bệnh trĩ phát triển.
  • U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh hoặc mang thai nhiều tháng
  • Những người lao động tĩnh tại có một tư thế làm việc như phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại vận động như nhân viên văn phòng ,thợ may, hay lái xe  sẽ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.

3.PHÂN LOẠI CÁC KIỂU TRĨ

 

Các loại bệnh trĩ
Các loại bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ ngoại : là vị trí chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn, nhìn ngoài thấy búi trĩ.
  • Bệnh trĩ nội : Các búi trĩ nằm trên đường lược, thường có 3 vị trí hay gawoj là 11 giờ,2 giờ và 5 giờ.
  • Bệnh trĩ vòng : là khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tục với nhau.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp : là các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại kết hợp với nhau tạo thành.

Bên cạnh 4 loại trĩ trên thì tùy từng đối tượng mắc trĩ mà bệnh còn có những tên gọi khác như: bệnh trĩ ở trẻ em, trĩ khi mang thai, trĩ sau sinh

4.PHÂN LOẠI ĐỘ TRĨ

 

Các cấp độ của bệnh trĩ
Các cấp độ của bệnh trĩ

Theo Giám đốc Nguyễn Vũ Hùng, phân theo độ trĩ sẽ có 4 cấp độ sau đây:

  • Trĩ nội độ 1 : Các tĩnh mạch giãn làm niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng, khi đi vệ sinh búi trĩ không lòi ra ngoài. Khi đại tiện có ra máu.
  • Trĩ nội độ 2 : các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều và các búi trở nên rõ rệt. Khi đi đại tiện các búi sa ra ngoài hậu môn và tự co lên được.
  • Trĩ nội độ 3 : Khi rặn nhẹ là sa ra ngoài và không tự co lên được phải đẩy lên.
  • Trĩ nội độ 4 : búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được.

5.CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆN NAY

Theo Giám đốc Nguyễn Vũ Hùng giám đốc chuyên môn công ty thuốc nam Nguyễn Kiều, điều trị bệnh trĩ có thể sử dụng đơn độc (điều tri bệnh trĩ bằng tây y, đông y, mẹo dân gian) hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG TÂY Y

Nội khoa tiến hành điều trị trĩ bằng thuốc :

 

Thuốc chữa bệnh theo Tây y
Thuốc chữa bệnh theo Tây y

Sử dụng các thuốc như sau :

  • Thuốc có tác dụng giúp hệ tĩnh mạch được tăng cường: thuốc làm tăng sức bền mạch máu , làm giảm tình trạng ứ trệ và căng giãn tĩnh mạch như : Daflon, ginkofort,..
  • Tại chỗ : thuốc dạng bôi hay viên đặt, sử dụng thuốc có tác dụng hỗ trợ tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm lidocain như : Titanorein, Proctolog,..

Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoại khoa phương pháp thủ thuật can thiệp :

 

Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật

Có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su : thường được áp dụng cho trĩ nội độ 1 và độ 2, có thể dùng cho độ 3 nhưng tác dụng bị giới hạn.
  • Chích xơ búi trĩ : thường áp dụng cho trĩ độ 1 và độ 2.
  • Quang đông hồng ngoại : được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2.
  • Phương pháp phẫu thuật : với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn.

Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ như :

  • Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc
  • Phẫu thuật cắt từng búi trĩ
  • Phẫu thuật longo
  • Khâu treo trĩ bằng tay
  • Khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm.

Các thủ thuật này chi phí cao và có thể gây nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm…

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN/ ĐÔNG Y

 

Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ bằng đông y ở Hà Nội
Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ bằng đông y ở Hà Nội

Theo YHCT bệnh trĩ được gọi là chứng hạ trĩ, nguyên nhân do :

  • Đại tràng thấp nhiệt, hoặc thấp nhiệt lâu ngày làm hư hao tân dịch gây bệnh
  • Can khí sơ tiết không điều hòa, tuần hoàn khí huyết trở trệ, huyết ứ sinh ra trĩ.
  • Các tư thế ngồi lâu, đứng lâu, hay do sinh đẻ nhiều lần, có thai làm cân mạch bị sa, giãn thành trĩ.
  • Do ăn uống quá nhiều chất cay nóng, nhờn béo, thấp nhiệt dồn lại hạ tiêu gây khí trệ.

 

Nguyên tắc điều trị bệnh theo đông y
Nguyên tắc điều trị bệnh theo đông y

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Ngược lại, phương pháp Đông y lại giải quyết triệt để vấn đề này và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh. Để điều trị chứng hạ trĩ thì cần dùng pháp Thanh nhiệt, nhuận táo, hoạt huyết, chỉ huyết, ích khí thăng đề. Dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu một số thể bệnh thường gặp và các bài thuốc điều trị :

Thể Trĩ nội xuất huyết hay huyết ứ :

  • Triệu chứng :  Xuất hiện dấu hiệu đau, đi ngoài ra máu đỏ tươi và có táo bón.
  • Bài thuốc : Hoạt huyết địa hoàng thang gia vị ( gồm vị : đương quy 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, hoàng cầm 12g, xích thược 12g, kinh giới 12g, đại hoàng 4g, hạt vừng 12g ). Bài thuốc có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết khứ ứ.
  • Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc Gồm các vị như : huyền sâm 12g, trắc bá diệp 16g, king giới 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 12g.

Sắc thuốc uống ngày 1 thang.

Thể trĩ ngoại bị bội nhiễm hay thể thấp nhiệt :

  • Triệu chứng : vùng xung quanh hậu môn sưng, đau, đỏ và  trĩ bị sưng to, đại tiện tính chất táo, nước tiểu có màu đỏ.
  • Bài thuốc : Chỉ thống thang gia vị ( gồm vị : Sinh địa 16g, đại hoàng 6g, Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, đương quy 12g, trạch tả 12g, xích thược 12g, đào nhân 8g ). Hoặc có thể dùng bài : Hòe hoa tán gia vị ( gồm vị : kim ngân hoa 16g, sinh địa 16g, địa du 12g, cam thảo 6g, hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, chỉ xác 8g, xích thược 6g, kinh giới 16g. Hai bài thuốc trên có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể trĩ lâu ngày, ở người cao tuổi gây khí huyết lưỡng hư :

  • Triệu chứng : Đại tiện ra máu lâu ngày, người mệt mỏi, đoản hơi, tự ra mồ hôi, hoa mắt ù tai, sắc mặt trắng bợt.
  • Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị ( gồm : Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, địa du sao 8g, hòe hoa sao 16g, kinh giới sao 12g ). Hoặc dùng bài tứ vật thang gia giảm thêm vị địa du, a giao, hoàng kỳ, cam thảo. Bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, chỉ huyết, thăng đề. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngâm rửa bằng bột ngâm trĩ

Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị thuốc tây y và thuốc đông y, hay phương pháp phẫu thuật thì chúng ta cũng cần giữ vệ sinh vùng hậu môn trực tràng bằng cách :

  • Ngâm nước lạnh. mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15p.
  • Ngâm rửa bằng bột ngâm trĩ gồm : Hoàng bá, binh lang, phèn phi, lá móng, hoặc hoàng bá, binh lang, hoặc là kha tử,phèn phi .

NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

 

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Vì ngại ngùng, không muốn cho người khác biết mình mắc bệnh nên nhiều người đã tìm đến phương pháp chữa trĩ tại nhà. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam này khá an toàn nhưng chỉ sử dụng được khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Các giai đoạn sau thì thuốc nam sẽ gần như không có hiệu quả. Việc sử dụng các loại dược liệu hay cây cỏ xung quanh nhà dễ kiếm, lại tiết kiệm chi phí đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu, dưới đây là một số cây và cách dùng để giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh trĩ :

  • Rau diếp cá :  hay có tên gọi khác như tập thái, ngư tinh thảo, rau vẹn. Theo Y học cổ truyền thì rau diếp cá có vị cay, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, sát trùng, sát khuẩn nên điều trị tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Ngoài ra diếp cá còn là một loại rau được sử dụng như một nguyên liệu phục vụ cho việc ăn uống. Rau diếp cá được sử dụng bằng cách giã nát rồi đắp vào vùng hậu môn, chỗ búi trĩ sa nhưng trước khi đắp cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và rửa thật sạch rau diếp. Hoặc có thể dùng rau diếp cá nấu nước và ngồi xông hậu môn nhưng nên xông khi nước ấm và không xông quá lâu.
  • Lá trầu không : lá trầu được biết đến có công dụng diệt trừ nấm và vi khuẩn. Vì vậy trong trường hợp bệnh trĩ đang sưng đau, có nhiễm khuẩn thì sử dụng lá trầu mang lại hiệu quả tốt. Nấu nước có lá trầu không sau đó xông hậu môn.
  • Tỏi :  Tỏi là nguyên liệu gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, tỏi có công dụng kháng khuẩn. Ở bệnh nhân bị trĩ có thể sử dụng tỏi kết hợp với rượu: giã nát tỏi hoặc cắt ngâm rượu khoảng 2-4 tuần. Sau đó có thể sử dụng bông chấm dung dịch vào vùng hậu môn và búi trĩ, lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi làm.
  • Sung :  Với sung có thể sử dụng quả và lá sung để nấu nước xông hậu môn.
  • Cây vông : Cây vông là cây mọc tự nhiên và có nhiều ở xung quanh chúng ta. Theo đông y, lá vông có tính sát khuẩn, chống viêm vì thế có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Cách làm có thể rửa sạch lá vông sau đó hơ trên ngọn lửa và đắp vào vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó. Cách này sẽ có tác dụng co búi trĩ.
  • Cây thầu dầu tía : Theo y học cổ truyền cây này có tính bình, vị ngọt  có tác dụng tiêu thũng bài nung, giảm ngứa, giải độc, khu phong hoạt huyết, … Dùng cả hạt và lá của loại cây này đều có tác dụng chữa bệnh trĩ. Cách dùng có thể nấu nước lá thầu dầu tía để rửa vùng hậu môn, hoặc dùng lá giã nát và đắp vào búi trĩ. Có thể kết hợp giữa lá vông và lá thầu dầu, hoặc dùng hạt hay bột từ cây thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ

6.CÁCH PHÒNG TRÁNH

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người bệnh trĩ cần phòng tránh như sau: Tránh các hoạt động, lao động thường xuyên ở một tư thế như ngồi lâu, đứng lâu.

  • Điều chỉnh một chế độ ăn hợp lý và lành mạnh : Không sử dụng chất kích thích, chua cay, mặn,… và nên ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước.
  • Tập đi đại tiện hàng ngày vào một giờ để tạo thành thói quen.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh viêm phế quản, phổi, ho, táo bón, kiết lỵ.

7.NGƯỜI BỆNH TRĨ NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Lương y Nguyễn Vũ Hùng khuyên bệnh nhân mắc trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách để cải thiện tình trạng bệnh. dưới đây là một số loại thực phẩm phù hợp cũng như một số thực phẩm mà bệnh nhân trĩ nên hạn chế dùng.

THỰC PHẨM NÊN ĂN GÌ?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngưòi mắc bệnh trĩ nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ : Chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm cho phân mềm hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Các rau củ quả, rau xanh, trái cây thường chứa nhiều chất xơ như:  ngô, lê, táo, đu đủ, mâm xôi, bí ngô, cam, chuối, bơ, bông cải xanh, cải bắp, rau cải, ..
  • Uống nhiều nước : Việc uống từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày không chỉ mang lại một loạt các lợi ích cho cơ thể mà đối với bệnh trĩ việc uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón. Chúng ta có thể uống nước vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ để giúp cho tiêu hóa. Ngoài việc sử dụng nước trắng chúng ta có thể bổ sung nước bằng các loại nước ép rau củ, trái cây, đặc biết nên uống các loại nước ép rau má, rau diếp cá, cà rốt vì chúng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, phòng tránh và giúp giảm đau sưng.
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng : Các loại rau mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp có tính mát và đặc tính hơi nhớt nên có tác dụng nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng. Khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng. Chuối cũng tốt cho bệnh nhân trĩ vì thành phần trong chuối có tác dụng giúp nhuận tràng.
  • Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng như : quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…
  • Thực phẩm chứa sắt : Bệnh trĩ lâu năm, tình trạng chảy máu có thể gây ra thiếu máu, vì vậy cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt cho bệnh nhân bị trĩ như: gan động vật gà hay lợn, cua, cá ngừ, các loại hạt, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân,…
  • Các loại dầu:  Các loại dầu như dầu oliu, dầu cá, dầu gấc đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bệnh nhân bị trĩ.

THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN

 

Người bệnh trĩ không nên ăn các thực phẩm
Những mó ăn người bị trĩ nên kiêng

Người bệnh trĩ không nên ăn các thực phẩm sau:

  • Không sử dụng các thực phẩm và gia vị cay, nóng như ớt, kim chi, tiêu,…, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê vì các loại thực phẩm này sẽ gây tăng tình trạng bệnh, làm  triệu chứng bệnh nặng hơn. Ngoài ra các thực phẩm này còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường gây khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
  • Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối, không ăn mặn nhiều vì muối làm giữ nước lại trong cơ thể,  dẫn tới làm các tế bào và mạch máu căng ra, làm cho gia tăng tình trạng bệnh trĩ.
  • Không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều chất mỡ như đồ rán chiên… vì chất béo thường gây khó tiêu và gây nóng trong người. Làm cho bệnh trĩ nặng hơn.
  • Không ăn thực phẩm quá cứng và khó tiêu : vì các loại thực phẩm này có thể gia tăng nguy cơ táo bón.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga : vì đồ uống có ga có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

8.GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÁC CÂU HỎI VỀ CĂN BỆNH NÀY

Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh trĩ cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn quốc, lương y Nguyễn Vũ Hùng nhận được rất nhiều câu hỏi cần tư vấn về căn bệnh này của bệnh nhân. Sau đây, thuốc nam Nguyễn Kiều giải đáp những thắc mắc cho những người bệnh không có điều kiện đến khám tại hệ thống phòng khám của chúng tôi trên toàn quốc như sau:

BỆNH TRĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG, BỆNH TRĨ BIẾN CHỨNG

 

Ảnh hưởng của bệnh trĩ đến đời sống sức khỏe
Ảnh hưởng của bệnh trĩ đến đời sống sức khỏe

Bệnh trĩ là căn bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng và cản trở đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc . Nếu không được điều trị sớm thì ở giai đoạn muộn trĩ có thể gây ra những biến chứng như :

  • Chảy máu kéo dài gây tình trạng thiếu máu, có thể phải truyền máu.
  • Nghẹt búi trĩ : các búi trĩ sưng to căng, sa ra ngoài không tự đẩy lên được, gây ra các cơn đau khó chịu, càng đẩy càng đau.
  • Bệnh trĩ huyết khối hay gọi là huyết khối búi trĩ: đây là tình trạng tắc mạch búi trĩ, búi trĩ sưng to trong đó có cục máu đông. Trĩ to nhanh và có cục máu đông bên trong nên rất đau, có thể có kèm theo sốt.

BỆNH TRĨ CÓ LÂY KHÔNG, LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

 

Bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ lây qua đường nào?
Bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, có thể là do có nhiều người mắc và đôi khi trong một gia đình có đến hơn 2 người mắc nên mọi người thường lầm tưởng là bệnh trĩ có lây lan. Nhưng thực ra trĩ là một bệnh không lây nhiễm, không bị truyền từ người này qua người khác. Đôi khi trong gia đình có nhiều người mắc có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt khá tương đồng nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

BỆNH TRĨ CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?

 

Bệnh trĩ có chữa khỏi hoàn toàn không?
trĩ có chữa khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay bằng các phương pháp điều trị hiệu quả như nội khoa, thủ thuật và phẫu thuật, kết hợp các phương pháp đông tây y thì trĩ có thể chữa khỏi. Nhưng có chữa khỏi hoàn toàn hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào chế độ sinh hoạt và lối sống, hoạt động vận động của người bệnh. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh trĩ nhưng vì lối sống sinh hoạt không điều độ mà lại có nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động đúng cách là một cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và tái phát bệnh hiệu quả.

BỆNH TRĨ CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?

 

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ là căn bệnh có thể tự khỏi nếu bạn đang mắc ở giai đoạn đầu, bằng cách điều chỉnh các chế độ ăn, sinh hoạt, hoạt động đúng cách thì tình trạng có thể cải thiện. Còn khi bệnh trĩ tiến triển nặng hơn ở các giai đoạn sau thì người bệnh cần đi đến các phòng khám hoặc cơ sở y tế để có phác đồ điều trị hiệu quả nhanh chóng.

Ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có thể điều chỉnh lối sống bằng các biện pháp như :

  • Thay đổi thói quen ăn uống, nên ăn những thực phẩm tốt và phù hợp,
  • Kiêng hạn chế những thực phẩm không tốt với bệnh, không làm việc lâu dưới một tư thế, tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ,
  • Không dùng quá nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh,
  • Tuyệt đối không quan hệ bằng đường hậu môn.

BỆNH TRĨ SAU SINH CÓ TỰ KHỎI KHÔNG?

 

 

Bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ sau sinh là căn bệnh xảy ra do quá trình mang thai và sinh đẻ người mẹ bị các vấn đề như táo bón, hay rặn đẻ… dẫn tới tăng áp lực ổ bụng gây tĩnh mạch trĩ bị sa giãn. Bệnh trĩ sau sinh cũng như bệnh trĩ do các nguyên nhân khác nếu ở giai đoạn sớm, điều trị sớm, kịp thời kết hợp việc điều chỉnh các chế độ sinh hoạt ăn uống thì có thể không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan và có tâm lý ngại đi khám dẫn đến tình trạng trĩ ngày càng nặng thêm, đến khi đi khám thì tình trạng nặng hơn phải dùng các phương pháp điều trị như nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Vì thế khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh trĩ thì chúng ta nên đi khám sớm để có cách điều trị hiệu quả nhất.

BỆNH TRĨ KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC DỪA

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện nay nhiều người vẫn có quan điểm là bệnh nhân trĩ không nên uống nước dừa, nhưng trên thực tế dừa là loại quả cung cấp nước và các thành phần khoáng chất cũng như vi lượng cho cơ thể. Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước và có thể được bổ sung nước bằng dừa, giúp cho quá trình tiêu hóa, làm mềm phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.

BỆNH TRĨ CÓ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ KHÔNG, CÓ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
  • Gà và trứng là những loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. trứng gà có chứa nhiều vitamin A, D, E, B1, B6, B12,  magie, canxi, kẽm, sắt.
  • Là nguồn protein dồi dào và chứa các acid amin có tác dụng tăng cường miễn dịch, tốt cho sức khỏe.
  • Thịt gà có tác dụng bổ sung các chất như : albumin, chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, photpho, sắt, giúp cho cơ thể dễ hấp thu và tiêu hoá tốt hơn.

Từ những công dụng mà thịt gà và trứng đem lại thì việc bệnh nhân trĩ ăn những loại thực phẩm này là hoàn toàn có thể.

BỆNH TRĨ UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH ĐƯỢC KHÔNG?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sữa đậu nành nói riêng và sữa nói chung là một loại đồ uống có các thành phần như canxi, các yếu tố vi lượng, protein và các loại acid amin, vitamin. Các thành phần có trong sữa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với bệnh nhân bị trĩ thì việc sử dụng sữa đậu nành là hoàn toàn có thể uống được, ngoài ra trong đậu nành có có thành phần magie có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt cho bệnh nhân bị trĩ.

Qua bài viết trên thuốc nam Nguyễn Kiều đã giới thiệu tới bạn một cách tổng quan nhất về bệnh trĩ : khái niệm, các dấu hiệu phát hiện bệnh, cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ. Qua bài viết trên nếu bạn đang mắc phải các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Sản phẩm viên uống Thatri NK
Sản phẩm viên uống Thatri NK

Sản phẩm bột xông Thatri NK
Sản phẩm bột xông Thatri NK

Từ những nỗi lo lắng và những ảnh hưởng mà bệnh trĩ gây ra cho người bệnh, với mục đích hỗ trợ kết hợp điều trị, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị lên mức tốt nhất, chúng tôi Công ty  TNHH thuốc nam Nguyễn Kiều đã nghiên cứu và ứng dụng thành công 2 sản phẩm có nguồn gốc từ các vị thuốc nam, đã thành công chữa khỏi cho nhiều người là viên uống và thuốc ngâm Thatri NK

Chi tiết sản phẩm tại: THATRI NK đánh bay trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp

Tags: