Bệnh phụ nữ

Bệnh sa tử cung là gì? Chữa sa tử cung bằng thuốc nam

Sa tử cung là hiện tượng xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh, hay ở phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh đẻ. Bệnh sa tử cung gây ra các dấu hiệu như đau, tiểu khó, sưng nề,… Những dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng tới đời sống cũng như sức khoẻ của chị em phụ nữ. Vậy sa tử cung là gì, dấu hiệu, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào. Qua bài viết dưới đây, thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. SA TỬ CUNG LÀ GÌ?

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Mai Thị Thanh Hằng, nguyên chủ nhiệm khoa Lão – Viện Y học cổ truyền quân đội, bệnh sa tử cung hay còn được gọi là sa âm đạo hay sa dạ con là hiện tượng thường diễn ra ở phụ nữ sau sinh đẻ, sa tử cung xảy ra khi thành tử cung bị sa xuống và tụt vào âm đạo, nặng hơn là có thể tụt ra khỏi âm đạo, đôi khi cảm thấy bị lòi ra ngoài.

2. NGUYÊN NHÂN SA TỬ CUNG

Nguyên nhân gây bệnh

Tại sao bị sa tử cung là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em, nguyên nhân sa tử cung có thể do cơ sàn chậu và dây chằng bị căng quá mức, làm cho chúng giảm hoặc không thể nâng đỡ tử cung. Ngoài ra do khung xương chậu bị hẹp hay có bất thường về khung xương cũng có thể dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung

Ngoài 2 nguyên nhân lớn kể trên thì sa tử cung cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau :

  • Cơ vùng đáy xương chậu hay các mô nâng tử cung hoặc cổ tử cung bị tổn thương đặc biệt là quá trình mang thai hoặc trong khi sinh đặc biệt trong các trường hợp thai quá to hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.
  • Sau sinh cơ quan như dây chằng cơ nâng đỡ tử cung chưa hồi phục hoàn toàn mà phụ nữ lao động quá mức sau sinh khiến cho vùng các cơ quan đã bị tổn thương dẫn tới tình trạng bệnh.
  • Dị tật bẩm sinh như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,.. cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung.
  • Đối với người có tiền sử bị bệnh táo bón hoặc đại tràng, thường xuyên phải rặn khi đi vệ sinh gây ra tình trạng tăng áp lực ổ bụng, lâu dần dẫn tới tình trạng sa tử cung.
  • Một trong những nguyên nhân mắc bệnh cũng có thể do việc sử dụng các thủ thuật can thiệp y khoa trong quá trình sinh đẻ như : phẫu thuật, bỏ nhau thai bằng tay, dùng oxytocin,…

Dưới đây là một số đối tượng và yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh :

  • Phụ nữ trải qua quá trình sinh đẻ, đặc biệt là những phụ nữ sinh thường, thai nhi quá to hay thời gian cho quá trình chuyển dạ quá dài.
  • Chị em phụ nữ thường xuyên vận động sinh hoạt nặng nhọc sau sinh mà không nghỉ ngơi như mang vác nặng, hoạt động mạnh….
  • Phụ nữ có tuổi hay phụ nữ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh,… Do ở lứa tuổi này cơ và dây chằng bị suy yếu và lão hoá.
  • Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh như : phụ nữ mang thai đôi, đa thai ; thai quá to, thai phụ lớn tuổi, thai phụ đã mang thai và trải qua sinh đẻ nhiều lần, có tiền sử khó sinh, nhau thau có bất thường hay đã trải qua phẫu thuật ở tử cung….

3. BỆNH SA TỬ CUNG CÓ BIỂU HIỆN GÌ?

Triệu chứng của sa tử cung

Sa tử cung được chia thành nhiều cấp độ vì vậy các dấu hiệu cũng có các cấp độ khác như khi tử cung Sa nhưng vẫn nằm trong âm đạo còn nặng hơn là toàn bộ tử cung sa ra khỏi âm đạo.

Sa tử cung thường được biểu hiện bằng những cơn đau bụng ở vùng bụng dưới có thể kèm theo xuất huyết ổ bụng đặc biệt là khi mang thai. Bình thường sa tử cung ở mức độ nhẹ thường không có dấu hiệu gì đặc trưng ở mức độ nặng hơn có thể gây ra các dấu hiệu khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt lúc này lúc này cần được điều trị.

Một số các dấu hiệu thường gặp của biểu hiện sa tử cung như là :

  • Bệnh nhân có cảm giác căng tức ốc hoặc nặng vùng chậu
  • Có khối sa ra ngoài âm đạo
  • Có thể có dấu hiệu tiểu không kiểm soát, tiểu khó
  • Rối loạn đại tiện
  • Cảm giác như ngồi trên trái bóng hoặc vướng trong âm đạo
  • Cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra ở bệnh nhân bị bị sa tử cung thì còn có thể thấy một số các dấu hiệu như sau :

  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Đau tử cung dữ dội
  • Mất cảm giác với thai nhi trong bụng

4. SA TỬ CUNG CÓ MẤY CẤP ĐỘ?

Hình ảnh 4 cấp độ bệnh sa tử cung

Bình thường tử cung nằm trên âm đạo. Tùy theo triệu chứng bệnh, sa tử cung được chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Sa tử cung độ 1: bệnh nhân ở cấp độ này đang mắc ở mức độ nhẹ, tử cung bị sa xuống, nhưng tử cung vẫn nằm trong âm đạo.
  • Sa tử cung độ 2: Tử cung bị sa đến cửa âm đạo, trong quá trình làm việc, sinh hoạt lao động nặng nhọc có thể thấy tử cung sa ra.
  • Sa tử cung độ 3: Ở mức độ này được xem là nguy hiểm và nặng nhất, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gia tăng nguy cơ ảnh hưởng tới tử cung. Ở mức độ này thì toàn bộ tử cung bị sa ra ngoài khỏi âm đạo và có thể thấy phần tử cung lòi ra có màu hồng, to bằng quả trứng.

5. BỆNH SA TỬ CUNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BẰNG TÂY Y

Đối với các bệnh nhân đang ở mức độ 1, các dấu hiệu và tình trạng bệnh đang còn nhẹ thì hầu như không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Ở giai đoạn này thì bệnh nhân có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập để nâng cao sức khỏe cũng như một số bài tập cơ vùng chậu hông. Cùng với đó là kết hợp chế độ ăn uống.

Đối với bệnh nhân ở mức độ 3 hay là ở giai đoạn bệnh nặng thì ngoài việc điều trị triệu chứng và nguyên nhân bệnh thì việc điều trị các biến chứng ví dụ như viêm loét,…cũng rất cần thiết. Một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng như là :

  • Phương pháp đặt vòng nâng đỡ tử cung Pessary qua âm đạo.
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định nếu bệnh nhân đang mắc phải các tình trạng như tiểu tiện không tự chủ, có sa các cơ quan ở vùng chậu như: sa bàng quang, sa trực tràng,.. hoặc bệnh nhân bị sa thành sau âm đạo.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật bao gồm : phẫu thuật treo tử cung hoặc cắt tử cung.

  • Trong phẫu thuật treo tử cung, bác sĩ sẽ thu ngắn các dây chằng hoặc thay thế các cơ sàn chậu nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bằng các loại vật liệu nhằm mục đích đưa tử cung trở lại vị trí bình thường.
  • Đối với cắt tử cung : Sau khi cắt tử cung, sẽ cố định mỏm cắt vào xương cùng để khắc phục tình trạng sa thành âm đạo.

Ngoài ra một số phương pháp cũng được kết hợp để điều trị bệnh như :

  • Thực hiện các bài tập, các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu, đặc biệt là bài tập kegel.
  • Có thể kết hợp các thuốc bôi tại chỗ hay đường uống toàn thân trong trường hợp có viêm loét kèm theo.
  • Điều trị liệu pháp estrogen.

6. BỆNH CHỮA SA TỬ CUNG BẰNG ĐÔNG Y

bài thuốc đông y sử dụng để điều trị bệnh sa tử cung

Dưới đây là một số bài thuốc đông y có thể sử dụng để điều trị bệnh sa tử cung, chị em có thể tham khảo. Lưu ý nên đi thăm khám không được tự ý bốc thuốc và sử dụng.

  • Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị ( gồm : Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g,..). Bài thuốc có tác dụng bổ khí, thăng đề. Áp dụng cho bệnh nhân bị khí hư mất khả năng giữ các cơ quan, cải thiện tình trạng sa tử cung.
  • Dùng bài Hòe hoa tán gia vị ( gồm vị : kim ngân hoa 16g, sinh địa 16g, địa du 12g, cam thảo 6g, hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, chỉ xác 8g, xích thược 6g, kinh giới 16g. bài thuốc trên có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống. Được áp dụng với bệnh nhân có các dấu hiệu viêm nhiễm.

7. CHỮA BỆNH SA TỬ CUNG BẰNG CÁC BÀI THUỐC NAM

Kiên cung NK hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang, sa tử cung
Kiên cung NK hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang, sa tử cung

Phương pháp chữa bệnh sa tử cung bằng các bài thuốc nam có ưu điểm là sử dụng thành phần tự nhiên dễ sử dụng và tìm kiếm áp dụng tại nhà, 100% từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc nam dân gian chưa được kiểm định bởi các chuyên gia y tế nên hiệu quả chưa được kiểm chứng, nên cần cẩn thận sử dụng với liều lượng và thời gian sử dụng. Đồng thời phương pháp này chỉ hỗ trợ với bệnh ở giai đoạn nhẹ, giai đoạn nặng, người bệnh cần đến sự thăm khám và điều trị của bác sỹ chuyên môn.

Trước khi sử dụng, các bạn cần rửa sạch và ngâm nước muối để đảm bảo an toàn hơn. Dưới đây là 5 bài thuốc, các chị em có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g lá thiên lý, 30g hoa thiên lý rửa sạch để ráo nước. Sau đó giã nát, dùng bông gói lại thành những viên nhỏ. Đắp cẩn thận vào âm đạo sau 24h thì lấy ra.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 60g xơ mướp, ½ lít rượu trắng, đốt xơ mướp thành than, rồi nghiền nhỏ, chia thành 14 gói bằng nhau. Hàng ngày trước khi ăn cơm uống trước 1 gói với rượu trắng.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 1 chén muối đã rang, 2 chén cám. Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị rang tiếp cho nóng đều. Sau đó đổ vào khăn gói chườm lưng cho bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 4g lá thài lài, 2g phèn chua đã tiệt trùng. Giã nát hỗn hợp, dùng bông gói lại thành những viên nhỏ. Đặt trong âm hộ 24h. Đặt trong vòng 2 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi đáng kể.
  • Bài thuốc 5: 20g vỏ cây hòe tươi, 20g lá thầu dầu tía (không có thì dùng hạt), 20g củ thăng ma. Giã nhỏ hỗn hợp với dấm thanh sau đó chia thành 2 phần thuốc: 1 đắp rốn, 1 đắp đỉnh đầu.

8. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ BỆNH

Sau đây, Bác sĩ chuyên khoa 2 Mai Thị Thanh Hằng, nguyên chủ nhiệm khoa Lão – Viện Y học cổ truyền quân đội sẽ trả lời những thắc mắc của chị em về căn bệnh này như sau:

Sa tử cung nguy hiểm như thế nào?

Sa tử cung nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân có thể sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng. Tuy nhiên nếu bệnh đến gia đoạn 3, thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như sau :

  • Gây ra loét âm đạo: Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân đã ở gia đoạn nặng. Ở gia đoạn này  khi tử cung sa xuống thì sẽ kéo theo một phần lớp lót âm đạo cùng sa ra bên ngoài, tình trạng này sẽ làm cho vùng âm đạo dễ bị nhiễm trùng và viêm loét, gây ra khó chịu cho chị em phụ nữ.
  • Sa các cơ quan khác ở vùng chậu : Ở người mắc bệnh ở giai đoạn nặng thì việc thường xuyên sa tử cung xuống sẽ có thể kéo theo các cơ quan lân cận ở cùng chậu như trực tràng và bàng quan, điều này có thể ảnh hưởng tới việc đại tiện và tiểu tiện, còn có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sa tử cung có quan hệ được không?

Việc quan hệ tình dục sẽ không khiến cho phần tử cung bị sa bị kéo ra ngoài hay sẽ không làm cho tình trạng bệnh nặng hơn vì vậy, nếu bạn bị sa tử cung nhẹ thì việc quan hệ tình dục có thể diễn ra như bình thường. Đối với bệnh nhân ở độ 2 và độ 3 thì tình trạng sa tử cung có thể ảnh hưởng tới trạng thái cũng như giảm khoái cảm khi quan hệ vì thế bạn nên chọn tư thế thoải mái nhất và giữ cho cơ xương chậu thư giãn thì việc quan hệ sẽ dễ chịu hơn.

Sa tử cung có mang thai được không?

Sa dạ con là gì

Nếu chị em phụ nữ đang gặp phải tình trạng sa tử cung và muốn mang thai thì việc đầu tiên cần đi khám để hiểu rõ mức độ cũng như giai đoạn bệnh. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ hay độ 1 thì vẫn có thể có thai nhưng cần được theo dõi một cách sát sao từ bác sĩ. Nhưng nếu có thể bệnh nhân nên điều trị bệnh trước rồi mới có bầu để được an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đối với phụ nữ bị sa tử cung nhưng vẫn có thai thì việc giữ thai cũng gặp nhiều khó khăn hơn bình thường, việc khám định kỳ sẽ được theo dõi thường xuyên hơn sản phụ bình thường. Vì vậy cần được khám và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

Đối với bệnh nhân ở độ 2 và 3 thì lúc này tử cung đã bị sa khá nhiều do đó không gia cho thai phát triển không thể đảm bảo,có thể dẫn đến thai chết lưu hay xảy thai, em bé có thể tử vong, dị tật,..và gia tăng nguy cơ gây băng huyết cho người mẹ. Gây nguy hiểm cho người mẹ và cả thai nhi.

Vì vậy đối với chị em phụ nữ bị sa tử cung nhưng vẫn mong muốn có thai thì nên đi khám và được tư vấn cũng như theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa.

Sa tử cung khi mang thai

Tử cung là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi, tử cung được giữ chắc tại vị trí bởi hệ thống cơ, dây chằng nằm ở vùng chậu hông. Trong một số trường hợp khi mang thai do một số yếu tó có thể làm cho các cơ và dây chằng bị yếu đi hoặc căng ra. Điều này làm cho tử cung bị sa ra khỏi vị trí bình thường.

Mặc dù tỉ lệ bị sa tử cung khi mang thai ít nhưng tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Khi người mẹ gặp phải vấn đề này thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hay vỡ cổ tử cung, xuất huyết, sinh non, khó sinh và thậm chí là sẩy thai. Ngay cả quá trình điều trị cũng có thể khiến phụ nữ và thai nhi gặp phải nhiều rủi ro. Do đó việc phòng ngừa và phát hiện sớm cũng có tác dụng rất lớn đối với phụ nữ mang thai.

Việc sa tử cung khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng và nguy hại nặng nề nhưng tỷ lệ gặp phải vấn đề này trong quá trình mang thai còn tương đối thấp, vì vậy chị em phụ nữ không cần phải quá lo lắng.

Bệnh sa tử cung ăn uống như thế nào ?

Bệnh sa dạ con ăn uống như thế nào ?

Trong dân gian từ xa xưa đã lan truyền nhiều món ăn kết hợp các vị thuốc thảo dược phù hợp với các bệnh nhân bị sa tử cung, vừa nâng cao hỗ trợ bảo vệ sức khỏe lại giúp điều trị bệnh. Dưới đây là một số món ăn các chị bị sa tử cung nên ăn hàng ngày như sau:

  • Cháo : Nguyên liệu gồm có : Hoàng kỳ 30g, nhân sâm 3g, gạo tẻ 150g, đường trắng một ít. Cách làm : cho nhân sâm và hoàng kỳ sắc lấy nước, sau đó bỏ gạo tẻ vào và nấu thành cháo có thể cho thêm chút đường khi ăn, ăn ngày 2 bữa có thể cải thiện bệnh. Cháo này vừa dễ ăn lại có nhân sâm hoàng kỳ có tác dụng bổ khí hỗ trợ cải thiện tình trạng sa tử cung.
  • Gà hầm: Nguyên liệu gồm : thăng ma 15g, hoàng kỳ 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Cách làm : gà chế biến sạch, cho thăng ma hoàng kỳ vào bụng gà cho gia vị vừa đủ rồi hầm cách thủy đến khi gà chín là được. Gà vừa có đủ dinh dưỡng lại kết hợp với vị thuốc thăng ma và hoàng kỳ có tác dụng bổ khí thăng đề cải thiện bệnh.
  • Ruột già lợn hầm ba kích: Ruột già lợn 250g, ba kích 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm ruột lợn rửa sạch bóp muối, sau đó nhồi ba kích vào phần ruột đã rửa sạch để lửa nhỏ hầm đến khi chín là được. có thể ăn cách ngày.
  • Canh rùa hay ba ba : làm sạch rùa, chế biến sạch sau đó bỏ nồi đất thêm các gia vị vừa đủ và hầm trên lửa nhỏ đến khi chín là được. Có thể sử dụng tuần 1-2 bữa.

Bệnh sa tử cung kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm người bị sa tử cung không nên sử dụng :

  • Không sử dụng các đồ ăn và gia vị cay, nóng như ớt, kim chi, tiêu,…
  • không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, cafe…
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn có nhiều muối
  • Không nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất mỡ như đồ rán chiên
  • Không sử dụng thực phẩm quá cứng và khó tiêu
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có ga

9. PHÒNG BỆNH SA TỬ CUNG

Phương pháp phòng bệnh sa dạ con

Dưới đây là một số cách để phòng bệnh sa tử cung như :

  • Sau khi sinh đẻ không nên lao động, sinh hoạt hay làm các công việc nặng nhọc quá sớm.
  • Hạn chế vận động đi lại nhiều, lên xuống cầu thang sau khi sinh.
  • Khi đi ngủ nên kê cao mông.
  • Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu nín hơi nhiều. Tránh đè nén lên bụng
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng
  • Cung cấp đủ lượng nước uống hàng ngày
  • Không nên sinh hoạt tình dục quá độ.
  • Kiểm soát cân nặng và tránh các yếu tố gây tăng áp lực lên ổ bụng, kiểm soát các bệnh mãn tính như: viêm phổi, copd, táo bón, kiết lỵ,…
  • Tránh lao động quá sức hay khiêng vác vật nặng trong thời gian dài,..
  • Thực hiện các bài tập, các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu, đặc biệt là bài tập kegel.

Phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này còn khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng đi khám và điều trị do tâm lý ngại ngần vì vậy còn nhiều bệnh nhân bị nặng lên và mắc phải những biến chứng không mong muốn. Chị em phụ nữ nên đi khám và điều trị sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan tới bệnh.

Tags: , ,