Rối loạn chuyển hóa lipid không phải là bệnh lý cấp tính, mặc dù không lây lan như các bệnh dịch khác nhưng lại âm thầm bùng phát rất nhiều trong cộng đồng và rất khó để kiểm soát. Do đó, các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đang rất được quan tâm và được đưa vào trong những chương trình chăm sóc quốc gia như: tiểu đường, mỡ máu, gout.
Bài viết sẽ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản về bệnh chuyển hóa, cách phòng và điều trị những bệnh lý này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
1.Rối loạn chuyển hóa là gì?

Trong cơ thể con người, các chất luôn được chuyển hóa để đảm bảo các hoạt động sống như: chuyển hóa đường, lipid, protein,… Ở một mức nào đó khi quá trình này bị rối loạn chuyển hóa lipid , cơ thể sẽ tự cân bằng và điều chỉnh. Và đến khi cơ thể không tự điều chỉnh được nữa sẽ sinh ra những rối loạn chức năng một cách âm thầm kèm theo đó là một vài triệu chứng dễ bị bỏ qua. Lâu dần sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề và phức tạp hơn.
2.Nguyên nhân nào gây ra rối loạn chuyển hóa lipid ?

- Quá trình chuyển hóa diễn ra nhờ vào sự hoạt động và bài tiết của các cơ quan như gan, tụy. Khi chức năng của những cơ quan này ảnh hưởng sẽ gây ra sự rối loạn.
- Những rối loạn này cũng có thể do sự thiếu hụt một loại hoocmon hay enzim nào đó( như thiếu hụt Insullin gây ra bệnh tiểu đường), do di truyền, do tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhất định (ăn quá nhiều đồ béo, đường dễ sinh ra rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường, ăn quá nhiều đạm dễ gây ra rối loạn chuyển hoá axit uric gây là bệnh gout).
- Sự bất thường về kiểu gen sẽ gây ra nhiều bất thường di truyền khác nhau và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Do đó gây ra những rối loạn bẩm sinh như: bệnh đái tháo đường tuýp 1, bệnh Gaucher…
3.Các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn chuyển hóa
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa càng lớn.
- Béo phì: Dựa vào chỉ số BMI, được tính bằng: BMI= Cân nặng/ chiều cao bình phương. BMI người bình thường giao động từ 18.5-24.9 . Khi BMI > 25, béo bụng( vòng 2> 80cm với nữ, > 90cm với nam) nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa rất cao.
- Tiền sử tiểu đường: có người thân trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc bản thân đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dễ mắc rối loạn chuyển hóa.
- Tiền sử bệnh lý khác như: Tăng huyết áp, buồng trứng đa nang ở phụ nữ… cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ra rối loạn chuyển hóa
4.Làm gì để phát hiện và chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa?
Rối loạn chuyển hóa có thể xác định ngay từ khi sinh ra, có thể sàng lọc thường quy trước sinh đối với rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Thường những rối chuyển hóa sau này được phát hiện dựa vào những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài mà người bệnh có thể cảm nhận được. Và chẩn đoán chính xác nhất dựa vào cận lâm sàng như: xét nghiệm máu,nước tiểu..
5.Làm sao để điều trị bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể điều trị được bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và quản lý chế độ ăn uống chặt chẽ ở giai đoạn sớm, cùng với đó là sự kết hợp các phương pháp điều trị khác phù hợp với từng bệnh nhân.
6.Cách phòng ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid

Rối loạn chuyển hóa là bệnh lý gây ra nhiều mối nguy hại thầm lặng cho sức khỏe. Vì vậy, để có thể phòng ngừa các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa chúng ta cần phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Cùng với đó là phối hợp chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ ăn uống khoa học.
- Chế độ ăn cần đảm bảo 4 nhóm chất : Tinh bột (cơm, phở,khoai, bánh mì, ngô, sắn…); Đạm ( thịt, sữa, trứng, cá…); : chất béo( mỡ động vật, dầu thực vật); các loại vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả…. Hạn chế đồ chua, cay, nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều đặn hàng ngày khoảng 30-40 phút tùy vào thể lực và cơ địa mỗi người, lựa chọn cho mình những bài tập, môn thể thao phù hợp, vừa sức. Đi bộ, chạy bộ cũng là một lựa chọn phù hợp. Nên tập vào sáng sớm sẽ tốt hơn.
- Khi mắc bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như: gout, đái tháo đường…cần tuyệt đối tuân thủ và điều trị tích cực.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress, hạn chế thức khuya và có lối sống sinh hoạt lành mạnh
Đó một số kiến thức cơ bản về bệnh lý rối loạn chuyển hóa cũng như cách phòng và điều trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mà chúng tôi cũng cung cấp cho các bạn.
Ngoài ra các bạn có thể đến tư vấn, khám và điều trị tại cơ sở Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền số 5. Địa chỉ: J02_07 phân khu An Phú, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Tại đây các bạn sẽ được khám, tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.
Hoặc gọi đến hotline: 0398.946.580 để được tư vấn cụ thể.
Tags: bệnh gout, bệnh tiểu đường, buồng trứng đa nang, rối loạn chuyển hoá, rối loạn chuyển hóa lipid