Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải, tuy không có biến chứng nặng, không có khả năng đe dọa đến tính mạng nhưng để lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống. Bài viết dưới đây thuốc nam nguyễn Kiều sẽ giới thiệu tới bạn một cách tổng quan nhất về căn bệnh mề đay mẩn ngứa.
>>> Tham khảo: Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không? Triệu chứng & điều trị
1.BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA LÀ GÌ?

Mề đay hay mày đay là bệnh lý ở da, gây ra do phản ứng viêm ở da và có sự tham gia của chất trung gian hóa học gây ra tình trạng nổi sẩn phù trên da.
2.BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA CÓ LÂY KHÔNG ?
Mề đay là một loại bệnh ngoài da là tình trạng phản ứng của da với một số tác nhân gây ra dị ứng thường có hai dạng, dạng thứ nhất là cấp tính và dạng thứ hai là mãn tính. Mề đay là một loại bệnh không có khả năng lây lan từ người sang người nó không phải là một loại bệnh truyền nhiễm. có trường hợp những người trong gia đình cùng mắc bệnh thì đó cũng không phải là lây lan mà có thể do di truyền hoặc cùng sống trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại có khả năng gây dị ứng da.
3.DẤU HIỆU CỦA MỀ ĐAY MẨN NGỨA

Bệnh mày đay mẩn ngứa có đặc điểm thường sau khi biểu hiện các triệu chứng khoảng vài phút hoặc vài giờ thì các sẩn thường lặn hết và sẽ không để lại dấu hiệu gì trên da.
Dấu hiệu thường gặp là các sẩn phù xuất hiện bất kì trên da kích thước to nhỏ khác nhau. Các sẩn thường có màu đậm hơn hoặc nhạt hơn vùng da xung quanh và nổi cao hơn mặt da. Các sẩn này xuất hiện nhanh, mất đi nhanh. Các sẩn phù này nếu ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên khó thở nặng, tiêu chảy, đau bụng quặn, tụt huyết áp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là ở trẻ em.
Ngoài ra dấu hiệu kèm theo thường là rất ngứa, càng gãi càng ngứa và dễ nổi thêm nhiều sẩn hơn. Cũng có thể có cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.
4.MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NỔI MỀ ĐAY BAN ĐÊM

Bệnh nổi mề đay vào ban đêm thực ra chỉ là một trong số các dạng bệnh của bệnh mề đay mẩn ngứa thường có hai giai đoạn :
- Giai đoạn cấp tính: giai đoạn này bệnh đang còn nhẹ chưa nguy hiểm các triệu chứng bệnh sẽ tự lặn sau 6 giờ vào ban đêm sẽ không tác động tới giấc ngủ.
- Giai đoạn mãn tính: giai đoạn này là giai đoạn sau của giai đoạn cấp tính nếu tính không được điều trị hậu quả bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn mãn tính . giai đoạn này ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh và các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nó sẽ nổi mẩn ngứa ngoài da kéo dài khá lâu.
Một số triệu chứng khi bị nổi mề đay vào ban đêm : gây ra cảm giác khó chịu ngứa ngáy, đặc biệt vào ban đêm những cơn ngứa ngáy sẽ làm cho người bệnh mất ngủ và cảm thấy mệt mỏi và có thể kèm theo hiện tượng nóng da, nổi ngứa hoặc bị sốt nhẹ.
5.NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY :

Bệnh mề đay mẩn ngứa là một trong số các loại bệnh thường gặp nó không giống như các bệnh viêm da thông thường khác, mề đay mẩn ngứa có thể tái phát bất cứ lúc nào và phát lại nhiều lần. Mặc dù cho đến nay nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa vẫn chưa tìm ra tuy nhiên có nhiều yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như :
- Yếu tố môi trường sống: môi trường sống không trong sạch, bị ô nhiễm, độ ẩm không khí cao, cùng với việc không thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh khiến người bệnh bị nổi mề đay.
- Do sức đề kháng kém: sức đề kháng kém không thể chống lại các vi khuẩn gây hại là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay nhất là ở trẻ em.
- Đang bị mắc bệnh về gan, thận: chức năng đào thải kém sẽ không đào thải được các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài sẽ bị tích lũy lâu ngày khiến người bệnh nổi mề đay.
- Do thời tiết thay đổi: khi thời tiết Bắt đầu thay đổi là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay
- Mày đay tự phát: loại này các chuyên gia cũng không tìm ra được nguyên nhân chiếm hơn 50% các trường hợp mắc bệnh
6.CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA:

6.1. Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa dùng thuốc :
Có thể sử dụng các thuốc sau :
- Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 như: Loratadin (Clarytin), Cetirizin (Zyrtec), Acrivastin (Semplex)
- Có thể phối hợp thuốc trên với corticoid
- Corticoid (uống hay tiêm): dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng có thể có phù thanh quản, hoặc không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường.
- Có thể sử dụng các thuốc kháng H1 phối hợp với thuốc kháng H2.
6.2. Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng dân gian:

Mề đay mẩn ngứa nên tắm lá gì?
đây là câu hỏi cũng khá được nhiều người quan tâm: Theo kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm điều trị mà việc sử dụng các loại lá cây có xung quanh nhà đã được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu tới bạn một số các loại lá dễ tìm và dễ sử dụng.
Sử dụng lá chè xanh dùng để tắm trị bệnh mề đay
Chè xanh là một loại dược liệu vô cùng tự nhiên, bên trong chè xanh chứa nhiều tinh dầu và nhiều thành phần khác có tác dụng thanh lọc cơ thể để kháng khuẩn rất thích hợp cho việc điều trị bệnh. Cách thực hiện : sử dụng một nắm lá chè tươi dùng để nấu lên với nước và tắm, ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng nó để uống mang lại hiệu quả rất tốt.
Sử dụng lá kinh giới dùng để tắm trị bệnh mề đay
Kinh giới là một loại rau chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn ngoài ra kinh giới có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn thành phần của kinh giới chứa nhiều vitamin và các loại chất khoáng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
Sử dụng lá trầu không dùng để tắm có tác dụng chữa mề đay :
Lá trầu không có mùi rất dễ chịu giúp cơ thể cảm thấy thoải mái có tác dụng chống viêm và làm lành các vết thương ngoài da. Cách thực hiện : lấy một nắm lá trầu không và một chút muối trắng nấu lên, nên lấy nước dùng để tắm và cũng có thể tận dụng phần bã để bôi lên lên vùng bị bệnh có tác dụng tiêu viêm làm giảm ngứa ngáy.
Sử dụng lá đơn đỏ dùng để tắm trị bệnh mề đay :
Lá đơn đỏ có công dụng chữa được nhiều loại bệnh như:mề đay, dị ứng mụn nhọt.. nó mang đặc tính mát, có vị đắng,có khả năng thanh lọc các chất độc và chống viêm….Cánh thực hiện : chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ nấu lên với nước trong khoảng 15 phút rồi dùng để tắm có công dụng rất tốt.
Sử dụng lá tía tô để tắm trị mề đay :
Lá tía tô còn có nhiều tên gọi khác như: xích tô, tử tô… là một loại cây vô cùng quen thuộc và có mùi thơm rất dễ chịu có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, khó chịu được nhiều người sử dụng trong việc chữa mề đay mẩn ngứa. Cách thực hiện : chuẩn bị một năm tía tô rồi rửa bằng nước sạch để cho ráo nước rồi đun lên và dùng để tắm ngoài ra cũng có thể lấy lá tía tô dã ra và đắp lên vùng bị bệnh.
Sử dụng lá ổi dùng để tắm chữa mề đay mẩn ngứa :
Lá ổi có công dụng chống viêm kháng khuẩn,làm giảm khó, chịu ngứa ngáy nên sử dụng lá ổi để trị bệnh mề đay là một sự lựa chọn khá tốt. Cách thực hiện : chuẩn bị một nắm lá ổi và đun với nước trong khoảng 10-15 phút Nếu muốn đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần phải tắm hàng ngày.
Sử dụng rau sam dùng để tắm trị mề đay mẩn ngứa
Rau sam có đặc tính hàn,vị chua thường sống tại những nơi ẩm ướt như ngoài đồng ruộng chứa nhiều thành phần tự nhiên có công dụng rất tốt đối với bệnh mề đay. Cách thực hiện : chuẩn bị một nắm rau sam nấu với nước dùng để tắm ngoài ra bạn cũng có thể giã nát và bôi lên vùng da bị bệnh làm giảm ngứa ngáy.
Các cách trị mề đay mẩn ngứa bằng lá khế
- Sử dụng lá khế dùng để tắm : dùng lá khế để tắm chữa mày đay có công dụng vô cùng tốt có thể sử dụng với nhiều lứa tuổi như phụ nữ mang bầu, trẻ nhỏ, người lớn tuổi rất an toàn
- Cách thực hiện: chuẩn bị lá khế tươi lấy cả cành dùng khoảng 200 g, rồi đem ngâm rửa bằng nước sạch ngâm với nước muối pha loãng trung khoảng 15 phút sau đó cho khoảng 2 lít nước trong khoảng 3-5 phút dùng vải sạch lọc lấy bã ra lấy nước dùng đẻ tắm cần tắm hàng ngày để có hiệu quả tuy nhiên cũng có thể kết hợp mốt một số loại lá như: lá long não, lá thanh hao…
- Lấy lá khế xông hơi :dùng lá khế để xông hơi giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay và giúp cơ thể thoải mái có tác dụng giảm ngứa ngáy, tiêu viêm giúp thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Cách thực hiện :cần chuẩn bị một nắm lá khế tươi lấy cả cành rửa bằng nước sạch và để cho đến khi ráo nước,rồi cho vào nồi đun khoảng 4-5 phút sau đó dùng khăn sạch trùm người để xông.
- Sử dụng lá khế sao vàng để chữa mề đay : để chữa bệnh mề đay chúng ta sử dụng lá khế sao vàng để đắp lên vùng bị bệnh mang lại hiệu quả rất cao. Cách thực hiện : sử dụng một nắm lá khế tươi rồi rửa bằng nước sạch để cho ráo nước, sau đó bỏ vào chảo sao vàng cho đến khi quắt lại, rồi bắc xuống cho vào một tấm vải đắp lên vùng bị bệnh.
7.CÁCH TRỊ BỆNH MÀY ĐAY MẨN NGỨA TẠI NHÀ :

Ngoài việc sử dụng các loại lá thì một số phương pháp dưới đây cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Chữa mề đay mẩn ngứa bằng cách chườm lạnh ?
Khi bị mày đay mẩn ngứa chúng ta sử dụng phương pháp chườm lạnh sẽ giúp da cảm thấy mát mẻ dễ chịu hơn bạn có thể sử dụng một chút đá lạnh tránh đắp đá trực tiếp trên da mà phải dùng một lớp vải sạch bọc rồi chườm lên vùng da bị bệnh từ 5 – 10 phút mỗi ngày khoảng 3 lần.
Sử dụng một số dung dịch giúp chống ngứa
Sử dụng bột yến mạch, baking, soda… bạn có thể sử dụng các dung dịch này pha với sạch dùng để tắm tuy nhiên cần lưu ý nên sử dụng nước mát lạnh tránh sử dụng nước nóng vì nếu sử dụng nước nóng sẽ làm da thêm ngứa ngáy và sưng vù…
Chữa mề đay bằng nha đam :
Thành phần chủ yếu của nha đam chứa nhiều vitamin E có tác dụng làm cho da khỏe mạnh làm giảm ngứa ngáy khó chịu. Mặc dù có tác dụng kháng viêm nhưng nha đam có thể gây dị ứng da cho nên muốn sử dụng nha đam để làm giảm mề đay chúng ta phải thử trước khi sử dụng bằng cách bôi một chút nha đam lên da nếu trong vòng 24 tiếng nếu không có phản ứng gì thì bạn có thể sử dụng được.
Sử dụng nghệ để chữa mề đay :
Nghệ là một loại gia vị không thể thiếu đối với một số số món ăn Tuy nhiên bột nghệ có công dụng kháng viêm và làm lành các vết thương ngoài da vì vậy bạn có thể sử dụng bột nghệ để bôi lên những vùng da bị bệnh
Sử dụng tinh dầu bạc hà để dễ làm giảm mề đay :
Bên trong tinh dầu bạc hà chứa những thành phần có khả năng làm mát,giảm ngứa. những người bị bệnh mề đay khi cảm thấy ngứa tuyệt đối không gãi mà xóa một lớp tinh dầu bạc hà lên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng giấm táo để chữa mề đay :
Bên trong giấm táo chứa các axit axtic có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả nên bạn có thể sử dụng giấm táo để pha với một chút nước ấm để bôi lên da trong khoảng thời gian 5-10 phút
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để chữa mề đay :
Khi bị bệnh mề đay làn da của bạn sẽ trở nên khô rát và ngứa ngáy nên hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để tạo độ ẩm cho da, làm giảm các triệu chứng của bệnh và Kháng lại các loại tác nhân gây dị ứng.
8.PHÒNG BỆNH MỀ ĐAY MẨN NGỨA :
Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc :
- Không nên mặc các loại quần áo bó sát người và thường xuyên giữa vệ sinh da
- Thường xuyên quét dọn nhà cửa, luôn để nhà cửa thông thoáng, sử dụng các loại máy có tác dụng làm sạch không khí.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, thực phẩm chứa cồn hay chất kích thích.
- Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng để loại bỏ các vi khuẩn có khả năng gây hại cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại môi trường chứa nhiều chất độc hại như khói bụi, hay chất thải công nghiệp.
- Nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể có khả năng chống loại các loiaj vi khuẩn gây hại.
- Khi đã bị mắc mề đay mẩn ngứa nên áp dụng các biện pháp thích hợp và hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa
9.BỆNH MÀY ĐAY MẨN NGỨA NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Bệnh mề đay nên kiêng gì?
- Thực phẩm giàu đạm và protein ( như các loại thịt,cá, tôm các loại hải sản…). Các loại thực phẩm trên thành phần của chúng chủ yếu protein và đạm, gây tích lũy nhiều chất có hại trong cơ thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có nguy cơ bị dị ứng rất cao. Người đang mắc bệnh sử dụng nhiều loại thực phẩm này làm cho cơ thể khó chuyển hóa, sẽ làm bệnh bùng phát mạnh hơn, vì vậy chúng ta nên hạn chế hết mức có thể các loại thực phẩm này.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường muối như (bánh kẹo, đường sữa,các loại thức ăn mặn,nước ngọt) các loại thực phẩm trên ảnh hưởng nhiều đến các loại bệnh tiểu đường, huyết áp và đặc biệt là bệnh mày đay có thể kích thích các dây thần kinh ngoại biên khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa khi sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường muối sẽ làm cơ thể háo nước làm cho làn da khô dẫn đến ngứa ngáy mạnh hơn, ngoài ra đường cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các tổn thương trên da hồi phục chậm hơn.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay,nóng: ớt cay, đồ chiên,… Vì khi sử dụng nhiều các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ làm chất béo tích lũy nhiều trong cơ thể khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn .Thực phẩm cay, nóng gây nóng trong người,khó chịu và làm cho làn da bong tróc nhiều hơn.
- Các chất kích thích như: bia, rượu … các loại thực phẩm này khi vào trong cơ thể đã làm gây nóng gan ảnh hưởng đến thận và một số cơ quan khác làm cho bệnh tái phát nặng hơn.
Bệnh mày đay nên ăn gì?
Ngoài loại thực phẩm khi bị mắc phải bệnh mày đay chúng ta nên kiêng thì việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho bệnh mề đay cũng là một việc giúp cho quá trình phòng và chữa bệnh.
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều quercetin như: cải xanh, táo đỏ, hành tây…là một trong những loại thực phẩm giàu quercetin có tác dụng tốt đối với bệnh mề đay chống dị ứng và một số triệu chứng liên quan khác.
- Sử dụng thực phẩm giàu vitamin c như : dâu tây, bưởi, cà chua, sơ ri, khế, quýt, cam… Vitamin C có nhiều tác dụng tham gia vào quá trình bài tiết một số chất độc trong cơ thể và bảo vệ da
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin B như : óc chó, gạo lứt, hạt điều, chuối… những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin cải thiện miễn dịch và tăng cường độ đàn hồi của da.
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu probiotic : sữa chua giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch một số chuyên gia cho biết những người sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ khỏe mạnh và bệnh mau lành hơn
- Sử dụng trà xanh: trong thành phần của trà xanh chứa hoạt tính EGCG giúp cơ thể kháng histamin một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay
- Sử dụng gừng: gừng là một loại gia vị vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình không chỉ có tác dụng làm tăng mùi vị của món ăn ăn mà gừng còn có nhiều công dụng đối với các loại bệnh. đối với người bị mắc bệnh mề đay thì gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Sử dụng nghệ, tỏi: nghệ có công dụng tốt trong việc chống viêm, tỏi thì có công dụng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước: nước có tác dụng làm thanh lọc cơ thể nên cần sử dụng nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày.
Trên đây là những kiến thức và hiểu biết về căn bệnh mề đay mẩn ngứa mà thuốc nam Nguyễn Kiều – phòng khám đông y tại Hà Đông muốn giới thiệu đến bạn. Tuy là căn bệnh có thể ít gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có tỷ lệ mắc cao và gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt vì vậy khi mắc phải các vấn đề trên bạn nên được thăm khám và điều trị sớm.