Bệnh gout

Bệnh gút có nguy hiểm không? Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh gout là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, liên quan mật thiết tới chế độ ăn giàu đạm. Vậy bệnh gút là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và điều trị bệnh gout như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh chuyển hóa gây nên tình trạng tăng lượng acid uric trong huyết thanh dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat tại mô, cơ quan và gây bệnh cho cơ quan đó.

  • Bệnh gout cấp tính : thường khởi phát  trong độ tuổi từ 40-60 tuổi và nữ giới trên 60 tuổi. Thường biểu hiện viêm khớp chi dưới thường là ngón chân cái.
  • Gout mạn tính : thời gian bắt đầu từ đợt gout cấp đầu tiên đến khi trở thành gout mạn tính dao động từ 3-42 năm trung bình 11 năm, lúc này thường biểu hiện trên lâm sàng, sinh hóa, x quang. Các biểu hiện như : hạt tophi, bệnh thận do gout,..

2. Bệnh gút có nguy hiểm không?

Gout là căn bệnh tiến triển thành mãn tính, xen kẽ có các đợt cấp, lâu dần do lắng đọng các tinh thể urat mà hậu quả dẫn đến có thể là biến dạng khớp gây tàn phế hoặc ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì vậy cần được điều trị sớm.

3. Bệnh gout và nguyên nhân

Bệnh gout và nguyên nhân
Bệnh gout và nguyên nhân

Do sự rối loạn chuyển hóa các chất purin mà nguyên nhân có thể là :

  • Tăng sản xuất : Do tăng phân hủy các acid nhân của tế bào, nguồn gốc có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh do chế độ ăn giàu đạm. Thực phẩm giàu đạm như: tôm, cua,..
  • Giảm thải trừ : Giảm bài tiết acid uric qua thận do giảm mức lọc cầu thận.
  • Nguyên nhân phối hợp thường gặp nhất là do uống nhiều rượu vì rượu vừa làm tăng sản xuất acid uric lại vừa làm giảm thải trừ acid uric.

4.Bệnh gút biểu hiện như thế nào?

Bệnh gout xuất hiện ban đầu bằng các cơn gout cấp sau đó tiến triển thành mạn tính.

* Cơn gout cấp tính :

  • Xuất hiện đột ngột, thường xuất hiện vào ban đêm và sau những bữa tiệc thịnh soạn.
  • Đau dữ dội ở khớp, thường chỉ một khớp ở chi dưới, hay gặp nhất là ở khớp ngón cái.
  • Khớp sưng nóng, da tại vị trí khớp căng bóng, tăng cảm giác.
  • Toàn thân có thể có sốt.

* Gout mạn tính :

  • Đa số phát hiện bệnh qua cơn gout cấp, sau đó tiến triển thành mãn tính, có thể có xen kẽ các đợt cấp.
  • Các khớp sưng đau mạn tính thường xuyên, khớp này chưa hết khớp khác lại sưng, dần dần các khớp bị biến dạng, cứng khớp gây ra hạn chế vận động dẫn đến tàn phế.
  • Có hạt tophi dưới da thường ở cạnh các khớp tổn thương
  • Có thể có tinh thể urat lắng đọng tại thận gây sỏi thận, có thể có cơn đau quặn thận.

5.Các cận lâm sàng cần làm  :

5.1 Bệnh gout xét nghiệm gì ?

  • Công thức máu : thường không có gì thay đổi
  • Sinh hóa máu : chỉ số acid uric thường cao, tuy nhiên trong cơn gout cấp có thể bình thường.

5.2 X- quang gout thấy gì?

Có thể thấy hình ảnh tổn thương sụn ở giai đoạn mãn tính

5.3 Phương pháp khác:

  • Chọc hút dịch khớp : soi thấy tinh thể urat
  • Siêu âm thận : thấy hình ảnh sỏi, cặn

6.Bệnh gút điều trị như thế nào?

Bệnh gút điều trị như thế nào?
Bệnh gút điều trị như thế nào?

Gout cấp :

Mục đích là giảm đau và mau hồi phục

Sử dụng thuốc chống viêm như :

  • Colchicin : tác dụng điều trị gout cấp, dự phòng gout mạn và dùng để chẩn đoán bệnh gout.
  • Thuốc chống viêm no steroid

Sử dụng các thuốc giảm đau : sử dụng theo bậc đau như acetaminophen, Efferalgancodein, Morphin,..

Gout mạn :

  • Sử dụng colchicin
  • Các thuốc giảm acid uric máu ví dụ Allopurinol
  • Các thuốc tăng thải trừ như Probenecid
  • Phẫu thuật : Nội soi rửa khớp đối với khớp vai, khớp gối, cắt bỏ hạt tophi nếu hạt gây cản trở sinh hoạt, thẩm mỹ.

7.Bệnh gút theo Y học cổ truyền :

Bệnh gút theo Y học cổ truyền
Bệnh gút theo Y học cổ truyền

Theo YHCT bệnh gout nằm trong chứng thống phong. Nguyên nhân có thể do đàm thấp, nội thương, ngoại cảm tà độc. Dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu một số bài thuốc theo đông y có thể sử dụng điều trị gout như :

  • Thể đàm thấp : Bài Tỳ giải phân thanh ẩm ( gồm vị : Tỳ giải 8g, bạch truật 4g, xa tiền tử 6g, phục linh 4g, đan sâm 6g, liên tử 4g, hoàng bá 6g, thạch xương bồ 2g ).
  • Thể thấp nhiệt : Gia vị tam diêu ẩm ( gồm vị : hạnh nhân, bạch đậu khấu, hoạt thạch, ý dĩ, bạch thông thảo, bán hạ, trúc diệp, hậu phác, hoàng bá, thương truật, thỏ phục linh ).
  • Thể huyết ứ : Bổ dương hoàn ngũ thang ( gồm vị : Đương quy 8g, hoàng kỳ 12g, hồng hoa 4g, địa long 4g, xuyên khung 4g, đào nhân 4g, xích thược 6g ).
  • Thể âm hư : Bài Tam giáp dưỡng tâm thang ( gồm vị : Mẫu lệ 20g, Quy bản 40g, tang ký sinh 16g, bách hợp 12g, toan táo nhân 12g, miết giáp 32g, mạch đông 20g, đan sâm 20g, trúc nhự 8g, quế nhục 8g ).

8. Bệnh gút và biến chứng :

  • Các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp, có thể ảnh hưởng đến chức năng của khớp, biến dạng khớp lâu dần làm khả năng đi lại, vận động khó khăn, có thể dẫn tới tàn phế.
  • Gout mạn tính lâu ngày có thể làm lắng đọng muối urat tại thận tạo thành sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ các bệnh thận dẫn đến suy thận hoặc tăng huyết áp.
  • Các tinh thể urat lắng đọng dưới da có thể gây mất thẩm mỹ, đau đớn.

9.Bệnh gút và chế độ ăn uống sinh hoạt :

Bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì : Gout là căn bệnh ngoài việc điều trị bằng thuốc thì có thể ngăn ngừa diễn biến bệnh nặng lên nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt.

Bệnh gout không nên ăn gì?

Bệnh gout không nên ăn gì?
Bệnh gout không nên ăn gì?

Bệnh gout hạn chế ăn  : các thực phẩm chứa nhiều đạm, tránh các thức ăn chứa nhiều nhân purin như :

  • Thịt đỏ và thực phẩm giàu đạm như : thịt bò, thịt chó, trâu, dê,…
  • Hải sản : Tôm, cua, sò, cá biển ,… do chúng chứa hàm lượng purin cao
  • Thực phẩm nhiều chất béo do làm giảm quá trình đào thải acid uric.
  • Đồ uống có cồn như rượu bia vì chúng làm tăng sản xuất và giảm thải trừ acid uric.

Bệnh gout nên ăn gì?

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ như : dưa chuột, súp lơ, nấm, giá đỗ, cải xanh,.. do các loại thực phẩm này vì chúng chứa hàm lượng purin thấp.
  • Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, táo, cà chua,… do chúng giúp đào thải acid uric.
  • Thịt trắng như cá, gà do chúng chứa ít purin nhưng vẫn cung cấp đủ protein.
  • Tinh bột và các loại ngũ cốc.
  • Đảm bảo lượng nước uống 2l/ ngày để tăng đào thải acid và giảm lắng đọng.
  • Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric máu như thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin, thuốc chống lao,..

10.Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của bệnh gút như :

Bệnh gout ăn bơ được không?

Bơ là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao vừa cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể lại có hàm lượng purin ở mức thấp nên người mắc bệnh gout có thể ăn bơ .

Bệnh gout ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng cũng như bơ là một loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin đặc biệt là vitamin c, hàm lượng purin thấp nên có thể ăn sầu riêng.

Bệnh gout có ăn được đậu bắp không?

Đậu bắp là loại thực phẩm có ít hàm lượng purin, lại có thành phần nhiều vitamin, đậu bắp còn có tác dụng tăng thải trừ acid uric. Vì vậy có thể sử dụng đậu bắp trong chế độ ăn hàng ngày.

Bệnh gout ăn được thịt gà, bệnh gout có ăn được thịt vịt không?

Bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng các loại thịt này, do thịt gà và vịt là những loại có hàm lượng purin vừa phải nhưng lại có thể cung cấp đủ protein và năng lượng cho cơ thể.

Bệnh gout ăn cá lóc được không?

Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, bổ sung omega 3 và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng các loại cá nước ngọt vì hàm lượng purin trong cá nước ngọt thấp hơn cá biển, khi sử dụng cá biển thì phải thận trọng. Vì vậy người bị bệnh gout có thể ăn cá lóc.

Bệnh gout ăn mực được không?

Mực là loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin ở mức cao, nên những người bị gout phải hạn chế ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên có thể sử dụng ở mức vừa phải.

Bệnh gút uống canxi được không?

Canxi có nhiều tác dụng đối với hệ xương khớp, đặc biệt là bệnh nhân gout, canxi  và vitamin D có thể dự phòng loãng xương do sử dụng nhiều thuốc ở bệnh nhân bị gout vì vậy có thể bổ sung canxi bằng đường uống như sữa và có thể bổ sung cả vitamin D.

Bệnh gout uống sâm được không?

Sâm ngoài tác dụng là một thực phẩm thì còn là một dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Trong sâm chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch vì vậy bệnh nhân gout có thể sử dụng sâm nhưng  phải thận trọng vì sử dụng sâm nhiều có thể gây hại cho sức khỏe và không phải ai cũng có thể sử dụng. Bạn có thể nhờ sự tư vấn từ bác sĩ khi muốn sử dụng sản phẩm này.

Bệnh gút uống nước đậu đen được không?

Người bị gout có thể sử dụng nước đậu đen vì trong đậu đen chữa nhiều thành phần vừa có lợi cho sức khỏe lại hỗ trợ thải trừ acid uric.

Phòng khám chuyên khoa YHCT số 5 là phòng khám đông điều trị bệnh gout bằng đông y uy tín tại Hà Nội
Phòng khám chuyên khoa YHCT số 5 là phòng khám đông điều trị bệnh gout bằng đông y uy tín tại Hà Nội

Trên đây là những điều cần biết về bệnh gout mà thuốc nam Nguyễn Kiều https://thuocnamnguyenkieu.com/ muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và điều trị sớm, ngăn ngừa sớm các biến chứng.

Tags: , , ,