Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Bệnh gây tốn kém về mặt kinh tế và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bệnh gây nhiều biến chứng ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh,…Và các biến chứng có thể dẫn tới nguy cơ tử vong như nhồi máu cơ tim hay nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên nếu kiểm soát bệnh bằng các điều trị thường xuyên cùng điều chỉnh chế độ ăn thì có thể kéo dài cuộc sống cũng như hạn chế các biến chứng một cách hiệu quả. Qua bài viết dưới đây thuốc nam Nguyễn Kiều sẽ giới thiệu một cách tổng quan nhất về căn bệnh này.
1.BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ? |

Theo Lương y đa khoa Nguyễn Xuân Việt phó chủ tịch hội Nam Y Việt Nam học trò xuất sắc nhất của Lương Y Nguyễn Kiều: Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường còn được gọi là hội chứng tăng glucose huyết, là một bệnh chuyển hóa cacbohidrat do tụy không có khả năng bài tiết hoặc giảm bài tiết isulin. Dẫn đến tình trạng tăng glucose máu.
2.BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NGUYÊN NHÂN |

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường được chia thành 2 nhóm chính :
Đái tháo đường typ 1 : nguyên nhân chủ yếu do một bệnh tự miễn mãn tính gây hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy dẫn tới sự bài tiết insulin bị sụt giảm nghiêm trọng, có thể mất hoàn toàn. Một số nguyên nhân có thể kể đến như là :
- Phẫu thuật cắt bỏ tụy
- U ác tính hoặc ung thư tụy.
- Yếu tố miễn dịch : Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo ICA, kháng thể kháng insulin IAA, sự rối loạn tế bào lympho T.
- Các tác nhân hóa học và các chất độc hủy hoại tế bào.
Đái tháo đường typ 2 : Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng nhưng có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến sự khởi phát và quá trình tiến triển của bệnh. Trong đó có liên quan tới một số yếu tố như :
- Di truyền : trong gia đình có người có tiền sử mắc đái tháo đường typ 2 thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Tuổi tác, yếu tố môi trường, béo phì hay lối sống tĩnh tại cũng là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
3.BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ MẤY TUÝP |

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bệnh tiểu đường có thể được chia chính thành 3 loại sau đây: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Đái tháo đường typ 1 (bệnh tiểu đường tuýp 1) : Thường xảy ra ở người trẻ tuổi < 30, các dấu hiệu biểu hiện một cách rầm rộ, bệnh nhân thường có thể trạng gầy, phụ thuộc vào insulin ngay khi phát hiện bệnh do sự thiếu hụt bài tiết Insulin.
- Đái tháo đường typ 2 (bệnh tiểu đường tuýp 2): Thường xảy ra ở trung niên và người cao tuổi, các dấu hiệu biểu hiện thường kín đáo khó phát hiện, có thể liên quan tới tiền sử gia đình, bệnh liên quan tới sự đề kháng Insulin và hầu như 90-95 % bệnh nhân mắc đái tháo đường đều thuộc tuýp này
4.THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY |
Trên thế giới
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh (không đi kiểm tra chẩn đoán bệnh tiểu đường). Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Theo dự đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522 triệu người vào năm 2030, và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu mọi người chủ quan đối với căn bệnh này.

Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng, số người mắc bệnh tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Năm 2017, thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay ở Việt Nam với số bệnh nhân tiểu đường là 3,54 triệu người (chiếm tỷ lệ 5,5% dân số). Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số).
Như vậy, cứ trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự đoán sẽ tăng lên chiếm 7,7% dân số vào năm 2045.
5.DẤU HIỆU BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIỂU HIỆN |

Dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 là như nhau, có các triệu chứng sau:
- Đái nhiều : bệnh nhân có thể xuất hiện đái nhiều, có thể tới 5 đến 7 lít/ngày do lượng đường ảnh hưởng đến bài tiết của thận.
- Uống nhiều : Do đái nhiều làm bệnh nhân bị mất nước nên rất khát phải uống rất nhiều, thường là thích uống đồ ngọt.
- Ăn nhiều : bệnh nhân luôn có cảm giác đói nên ăn rất nhiều.
- Gầy nhiều : đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh đái tháo đường tuýp 1 người bệnh có thể gầy sút từ 5 đến 10 kg trong vòng vài tháng, còn đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tình trạng này có thể diễn ra từ từ không dễ nhận thấy.
- Ngoài tứ trứng trên thì bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như mệt mỏi kiệt sức
- Ở giai đoạn có biến chứng : bệnh nhân thường thấy các triệu chứng cảm giác như kiến bò, tê bì ở các vị trí có đường đi của đường thần kinh ngoại vi thường là đầu ngón tay, có thể có các triệu chứng như tụt huyết áp hay bệnh lý võng mạc, có thể có rối loạn cảm giác như : nóng, lạnh, đau,… màu sắc da thay đổi, khô nứt nẻ dễ bị viêm loét nhiễm trùng.
6.BIẾN CHỨNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG |
Bệnh biến chứng xảy ra sớm hơn hay muộn phụ thuộc vào cách quản lý bệnh và typ mắc bệnh.
BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH |

Biến chứng cấp tính là những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.
- Hạ glucose máu : Là biến chứng hay gặp do người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức hoặc do dùng thuốc quá liều . Đối với người cao tuổi, tình trạng này thường khó phát hiện vì các triệu chứng mờ nhạt và không điển hình .
- Nhiễm toan ceton : Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ acid acetic là sản phẩm của chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra . Thường xảy ra ở đái tháo đường typ 1.
- Tăng glucose máu : Tăng glucose máu xảy ra khi lượng đường trong máu tăng lên cao. Chủ yếu xảy ra ở người bệnh đái tháo đường typ 2, do người bệnh không theo dõi lượng glucose trong máu hoặc không phát hiện ra mình mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh thường nặng lên do phát hiện muộn vì các biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng, có thể hôn mê và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH |

Các mạch máu nhỏ : tổn thương các mạch nhỏ do lượng glucose trong máu cao. Nếu trên nền bệnh nhân phối hợp với các bệnh như tăng huyết áp hay rối loạn chuyển hóa lipid thì tình trạng biến chứng sẽ nặng hơn.
Bệnh đái tháo đường biến chứng thần kinh : hơn 50% số người bị đái tháo đường có biểu hiện tổn thương thần kinh.
- Biến chứng thần kinh ngoại vi :Triệu chứng thường gặp có cảm giác như kiến bò, tê, bì, bỏng rát,.. ở vị trí đầu ngón tay, ngón chân, bàn chân, cẳng chân thường gặp.
- Biến chứng biểu hiện ở hệ thần kinh thực vật : gây các triệu chứng: tụt huyết áp, ngất, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, tiểu tiện không hết, táo bón hoặc ỉa chảy, rối loạn chức năng tình dục,…
Bệnh đái tháo đường biến chứng mắt: do tổn thương các mạch máu võng mạc. Biểu hiện: xuất tiết và xuất huyết võng mạc, hay võng mạc tăng sinh và không tăng sinh.
Bệnh thái tháo đường biến chứng thận : thường xảy ra sau 5 năm mắc bệnh đái tháo đường đối với người đái tháo đường typ 1, tổn thương cầu thận từ khi phát hiện bệnh đối với người đã tháo đường typ 2.
Bệnh lý bàn chân : do đặc điểm riêng về giải phẫu , chức năng mà chi dưới thường xuyên và dễ bị tổn thương.
Đường huyết cao làm gây rối loạn cảm giác chi dưới, người bệnh bị mất cảm giác bảo vệ không có cảm nhận về những tác động nguy hiểm em đối với bàn chân như : cảm giác đau, nóng lạnh, rối loạn cảm giác (nóng ran hoặc lảnh) ở hai chân, ngứa hoặc tê bì , cảm giác bứt rứt , khó chịu.
- Do đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ , làm giảm dòng máu dưới bàn chân . Da bàn chân trở nên khô rát ,nứt nẻ , dễ bị loét và nhiễm trùng . Biểu hiện thường gặp : thay đổi màu sắc da , cảm giác lạnh hoặc tê bì 2 chân, chân đau lúc nghỉ ngơi …
- Đường huyết cao sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể . Vì vậy, vết thương rất dễ bị loét , nhiễm khuẩn, có thể hoại tử, dẫn tới nguy cơ cắt cụt chi nếu không được điều trị đúng và kịp thời .
Tổn thương mạch máu lớn : biểu hiện bằng các bệnh lý liên quan đến mạch vành như nhồi máu cơ tim, người mắc đái tháo đường thường có nguy cơ mắc cao gấp nhiều lần người bình thường.
Một số biện chứng khác ngoài da
- Ngứa Ngoài ra trên da, thường hay bị mụn nhọt .
- Da lòng bàn tay bàn chân có màu ánh vàng (do rối loạn chuyển hóa vitamin A )
- Hoại tử mỡ da .
- Nhiễm khuẩn thứ phát: viêm mủ da, nhọt, nấm da.
7.BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ |
Lương y đa khoa Nguyễn Xuân Việt, việc điều trị bệnh đái tháo đường cần phối hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và luyện tập sao cho phù hợp. Trong quá trình điều trị phải thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết. Các phương pháp điều trị đái tháo đường như :
ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG TÂY Y |

Dùng thuốc
Khi bị tiểu đường, Tây y sẽ điều trị bệnh bằng nhiều loại thuốc khác nhau như:
- Insulin : Được chỉ định ở một số người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 do bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc mắc đái tháo đường typ 1.
- Dưới đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị đái tháo đường typ 2 như :
- Nhóm sulphonylurea như sulphamid, orabet, diamicron…
- Nhóm meglitinide : repaglinide, nateglinide…
- Nhóm biaguanide : glucophage, siofor, glicofast,..
- Nhóm ức chế men a-glucosidase :glucobay, Bazen,…
- Nhóm thiazolidinedione :rosiglitazon, pioglitazon
Điều trị tiểu đường bằng thuốc tây y sẽ trực tiếp tác dụng lên bệnh một cách nhanh chóng, đồng thời những loại thuốc tây y này có thành phần làm giảm đường trong máu về mức ổn định. Tuy nhiên, những sản phẩm này có tác dụng phụ như dị ứng khiến người bệnh sử dụng thuốc mẩn ngứa, sưng, gây lối loạn tiêu hóa khiến cho người bệnh dùng thuốc bị đầy bụng, tiêu chảy; nguy hiểm hơn nếu người bệnh không phù hợp thuốc có thể bị hạ đường huyết đột ngột dẫn đến hôn mê. Đặc biệt, những sản phẩm này còn gây tác dụng phụ không tốt cho gan, dạ dày,..
Phương pháp Phẫu thuật
Ghép tụy : Tuy nhiên do cơ chế đào thải mảnh ghép nên tỷ lệ thành công trong việc ghép tụy thấp.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN |

Theo y cổ truyền, bệnh bệnh đái tháo đường được gọi là chứng tiêu khát. Nguyên nhân gây bệnh có khi có một nhưng đa số là nhiều nhân tố phối hợp, bao gồm những nguyên nhân sau :
- Tiên thiên bất túc : do bẩm tố tiên thiên bất túc, lục phủ ngũ tạng hư yếu, trong đó thận tinh cũng giảm sút dẫn tới chứng tiêu khát.
- Ăn uống không điều độ: Việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ngọt, đồ dầu mỡ, rượu lâu ngày làm tích nhiệt ở tỳ vị, nhiệt tích lâu ngày làm ảnh hưởng đến tân dịch gây chứng tiêu khát..
- Tình chí thất điều: do suy nghĩ căng thẳng, lo lắng thái quá hoặc do uất ức lâu ngày, làm cho ngũ chí cực uất mà hóa hỏa. Hỏa thiêu đốt phế, vị, thận. Thận hư làm tân dịch giảm, phế bị ảnh hưởng công năng không đưa thủy cốc đi khắp cơ thể được nên có chứng khát nước, tiểu nhiều.
- Phòng lao quá độ làm cho thận tinh khuy tổn. hư hỏa nội sinh góp phần làm thận hư hơn gây chứng bệnh.
- Dùng thuốc ôn táo kéo dài làm hao tổn tân dịch làm hại chân âm và sinh tiêu khát .
Đối với việc điều trị tiểu đường bằng đông y thì sẽ ít gây những tác dụng phụ, nhưng quá trình điều trị đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và thời gian phục hồi sẽ lâu hơn tây y. Ngày nay, đông y ngày càng được ưa chuộng do nó ít gây hại cho sức khỏe. Nhất là đối với những bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc thì việc điều trị tiểu đường bằng thuốc nam sẽ không ảnh hưởng đến những bệnh khác. Thế nhưng, khi điều trị tiểu đường bằng đông y đòi hỏi người bệnh cần kiên trì điều trị và dùng thuốc vì thời gian dùng thuốc của đông y sẽ kéo dài hơn tây y. Và việc sử dụng thuốc đông y một phần phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đó cũng là những nhược điểm khi điều trị tiểu đường bằng đông y.
Ngày nay, đa phần bệnh nhân không so sánh xem việc điều trị tiểu đường bằng tây y hay đông y thì tốt hơn mà bệnh nhân thường điều trị kết hợp giữa tây y và đông y. Phương pháp điều trị kết hợp này đem đến kết quả điều trị hiệu quả, đồng thời hạn chế những nhược điểm của việc chỉ điều trị bằng một phương pháp.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y điều trị các thể bệnh thường gặp trong chứng tiêu khát.
Thế vị âm hư tân dịch khuy tổn
- Triệu chứng : Miệng khô họng táo, ăn nhiều mau đói, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc rêu lưỡi trắng khô, mạch trầm huyền.
- Sử dụng bài thuốc: tăng dịch thang gia giảm ( gồm các vị : sinh địa 15g, mạch môn 15g, cát căn 10g, huyền sâm 15g, thiên hoa phấn 15g, Thạch hộc 10g). Bài thuốc có tác dụng dưỡng âm sinh tân, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Thể vị âm hư vị hỏa Vượng
- Triệu chứng : khát nước uống nhiều, ăn nhiều mau đói, cảm giác mệt mỏi, nóng trong, tiểu tiện nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu vàng đục, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.
- Sử dụng bài thuốc: tăng dịch thang hợp bạch hổ thang gia giảm ( Bao gồm các vị : thạch cao 15g, huyền sâm 15g, mạch môn 15g, tri mẫu 15g, sinh địa 15g, thiên hoa phấn 15g ). Bài thuốc có tác dụng tư âm thanh nhiệt, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Thể khí âm lưỡng hư
- Triệu chứng : miệng khô họng táo, mệt mỏi đoản khí, lưng gối mỏi yếu, hồi hộp trống ngực, có thể kèm theo tức ngực hoặc đau thắt ngực, tự hãn, đạo hãn, hoa mắt chóng mặt, ù tai tay chân tay tê bì cảm giác vô lực, thị lực giảm, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mạch trầm vi.
- Sử dụng bài thuốc : sinh mạch tán hợp tăng dịch thang gia vị ( Bao gồm vị : nhân sâm 15g, ngũ vị tử 10g, huyền sâm 15g, cát căn 10g, sơn thù 8g, mạch môn 10g sinh địa 10g, hoàng kỳ 10g, hoài sơn). Bài thuốc có tác dụng ích khí dưỡng âm, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Thể thận âm hư :
- Triệu chứng : miệng khát, mệt mỏi, lưng gối mỏi yếu, cảm giác nóng trong, có lúc bốc hỏa, ngủ ít hay mê, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng sẫm, mạch trầm tế sác.
- Sử dụng bài thuốc: lục vị địa hoàng gia giảm ( Bao gồm vị : sinh địa 32g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thiên hoa phấn 12g, thạch hộc 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 12g, đan bì 12g, kỷ tử 12g) . Có tác dụng tư bổ thận âm, tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn hoặc có thể làm thang với liều lượng thích hợp.
Thể thận dương hư
- Triệu chứng : miệng khác không muốn uống, mệt mỏi, đoàn khí, sợ lạnh, chân tay lạnh, phù mặt hoặc chân, sắc mặt u ám, răng lung lay muốn rụng, không muốn ăn, liệt dương, đại tiện lỏng hoặc lúc lỏng lúc táo, tiểu tiện đục, lượng nhiều, chất lưỡi nhạt sắc tía, rêu lưỡi trắng khô, mạch trầm vi vô lực.
- Sử dụng bài thuốc thận khí hoàn gia giảm có tác dụng bổ dương ích khí dưỡng thận ( Bao gồm các vị : sinh địa 32g, Sơn thù 16g, bạch linh 12g, phụ tử chế 4g, kim anh tử 4g, khiếm thực 4g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, quế chi 4g, hoàng kỳ 12g, thiên hoa phấn 12g). , tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn hoặc có thể làm thang với liều lượng thích hợp.
8.THỰC PHẨM VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG |

Đây là một trong những chế độ điều trị quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường thực hiện đúng chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát tốt lượng glucose trong máu và tránh được các biến chứng.
Chế độ ăn cho người đái tháo đường cần đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường
- Thức ăn đa dạng nhiều thành phần có sự cân đối về tỉ lệ thành phần các chất lipid, protid, glucid.
- Đủ các yếu tố vi lượng .
- Nếu người bệnh đái tháo đường kèm theo thừa cân hoặc béo phì tỷ lệ các chất được đưa vào cơ thể giảm 10 đến 20%
- Carbohydrate : là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể lượng carbohydrate cần chiếm 60 đến 65% tổng số năng lượng cung cấp trong ngày có hai loại carbohydrate :
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG NÊN ĂN GÌ? |

- Các thực phẩm có chứa nhiều đường : Bao gồm các đường hỗn hợp có trong các thực phẩm như : khoai tây, ngũ cốc, bột mì, gạo, sữa,.. nên hạn chế sử dụng nhiều. Các thực phẩm có chứa thành phần đường đơn có trong : đường trắng, mật ong, nước trái cây, nước ngọt, nước có gas, bánh ngọt, các đường đơn đường hấp thu nhanh vào máu người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh ăn loại đường này.
- Các thực phẩm có nhiều thành phần lipid : Các loại mỡ động vật và dầu ăn bơ động vật hoặc thực vật kem đây là nhóm chất cần hạn chế chỉ nên sử dụng ở lượng ít. Nếu sử dụng các loại thức ăn chứa acid béo no như mỡ động vật, phomat nên hạn chế ở mức tối đa.
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều protein : protein là yếu tố cần thiết cho cơ thể tạo ra các tế bào mới, protein có trong thịt cá, trứng, phomat, các loại nấm, các loại đậu,… nên sử dụng ở một lượng nhỏ không nên sử dụng quá nhiều.
- Rượu bia : bệnh nhân bị đái tháo đường cần hạn chế bia rượu vì rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng Insulin hoặc các loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Ở những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng không được uống rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN ĂN NHỮNG GÌ? |

- Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ : chất xơ có thể làm chậm hấp thụ Glucid, lipid và giảm tình trạng tăng đường máu sau khi ăn, ăn thức ăn có chất xơ như : đậu, rau xanh, xà lách, rau cải, cám gạo, hoa quả, …có thể làm giảm đường đồng thời hạ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp, vừa tốt đối với các bệnh nhân bị bệnh đái đường lại vừa có tác dụng tốt với bệnh nhân mắc các bệnh chuyển hóa khác như mỡ máu hay là tăng huyết áp, tim mạch,…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các chất khoáng : Đây là những vi chất có lợi cho cơ thể, Vitamin và các chất khoáng có nhiều trong các loại hoa quả, sữa chua ít đường, lúa mạch, bưởi, cam, quýt, nho, việt quất, dâu tây, mâm xôi, cá hồi,trứng…Việc bổ sung các thực phẩm này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng lại không gia tăng tình trạng bệnh.
Tuy nhiên không thể áp dụng chung một chế độ ăn cho mọi người, cần xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân chế độ ăn đó phụ thuộc vào các yếu tố cân nặng giới tính nghề nghiệp (mức độ lao động) khói quen và sở thích.
.
9.BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH |

Vấn đề quan trọng nhất trong dự phòng bệnh đái tháo đường là tích cực thay đổi lối sống điều này càng quan trọng với những người có yếu tố nguy cơ.
Việc thay đổi lối sống bao gồm :
- Chế độ ăn uống : đây là yếu tố quan trọng nhất để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh hiện tượng thừa cân hoặc béo phì. Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn ít chất béo, hạn chế các loại thức ăn có chứa acid béo no, không nên lạm dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, các loại nước ngọt có ga, rượu bia, cafe,..
- Chế độ luyện tập : đối với người mắc bệnh đái tháo đường, luyện tập hàng ngày và đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị. Luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, giảm lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường. Nên xây dựng chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên luyện tập quá sức vì luyện tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim mạch và chấn thương, với người cao tuổi các bài tập ở cường độ thấp và trung bình. Người bệnh nên tập thể dục hàng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có thể hướng dẫn người cao tuổi có nguy cơ đái tháo đường tập khí công – dưỡng sinh hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh tinh thần thái đây là phương pháp phòng bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền .
- Xoa bóp bấm huyệt hàng ngày để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng tinh thần, giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh bệnh từ đó hạn chế tiến triển của bệnh.
- Ngoài ra cần : kiểm tra đường huyết và chỉ số HbA1c định kỳ , theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các trường hợp tăng huyết áp do thận trong đái tháo đường, kiểm tra các chỉ số lipid máu định kỳ
- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ hàng ngày, kiểm tra màu sắc và nhiệt độ da cảm giác của bàn chân thường xuyên để phát hiện những bất thường . Cần kiểm tra kỹ cả các móng và kẽ giữa các ngón chân, không đi chân trần tránh các tổn thương có thể gây nhiễm khuẩn bàn chân.
10.MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP |
Bệnh đái tháo đường và tiểu đường khác nhau không?
Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc, có rất nhiều người lầm tưởng chúng là hai bệnh khác nhau, nhưng thực tế đái tháo đường và tiểu đường đều là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do thiếu hoặc mất sản xuất insulin.
Bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin là gì?
Nhiều người vẫn còn lạ với thuật ngữ này, nhưng bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin chính là đái tháo đường typ 1. Nguyên nhân do tế bào Beta ở đảo tụy bị phá hủy không thể bài tiết insulin làm đường máu tăng cao. Để cải thiện tình trạng đường máu bắt buộc phải bổ sung bằng insulin bên ngoài. Nên được gọi là phụ thuộc insulin. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi, thường dưới 30 tuổi. Các triệu chứng bệnh cũng biểu hiện ra rầm rộ : đái nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh chóng, có sự xuất hiện của các kháng thể ICA, anti GAP.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Tuy tiểu đường liên quan đến yếu tố di truyền nhưng bệnh không phải là một bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bệnh tiểu đường bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết xác định bằng xét nghiệm chỉ số Glucose lúc đói >= 7mmol/l hoặc chỉ số glucose sau ăn > 11mmol/l.
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi gây tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, việc điều trị đái tháo đường chủ yếu là điều chỉnh lối, chế độ ăn cân đối hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe, kết hợp sử dụng thuốc, khi cần thiết nên thực hiện phòng bệnh sớm đối với những người có nguy cơ cao. Vì vậy cần tuân thủ điều trị và dự phòng bệnh để hạn chế nhất những biến chứng có thể xảy ra.
Người bệnh có thể đến khám trực tiếp tại PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN Số 5 tại Địa chỉ: J02 – L07 phân khu An phú, KĐTM Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội để trực tiếp các bác sỹ giàu chuyên môn và y đức của chúng tôi trực tiếp thăm khám và chữa trị. Trường hợp bệnh nhân ở xa có thể liên hệ số 0398.946.580 hoặc 0916.616.245 để chúng tôi tư vấn đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
Chúc người bệnh mau khỏi bệnh, có một sức khỏe dồi dào bên gia đình!