Tin tức

20 cây thuốc nam và công dụng (P3) không nên bỏ lỡ

Nền Y học cổ truyền nước ta gắn liền với kinh nghiệm sử dụng thuốc nam trong phòng và điều trị bệnh. Việc hiểu biết về thuốc nam là gìn giữ những tinh hoa của cha ông ta ngàn đời để lại. Cùng thuốc nam Nguyễn Kiều tìm hiểu 20 cây thuốc nam và công dụng (P3) qua bài viết sau đây:

cây thuốc nam Thiên đầu thống
cây thuốc nam Thiên đầu thống

cây thuốc nam Thiên đầu thống

Cordia dichotoma Forst.f.

Họ Vòi voi – Boraginaceae

Công dụng: Bệnh đường tiết niệu, phổi, lá lách, nhuận tràng (Quả). Đầy hơi, sốt (Vỏ). Ung nhọt, đau đầu, thiên đầu thống (Lá). Thấp nhiệt ỉa chảy, viêm nhánh khí quản cấp và mạn tính, đau dạ dày, ruột (Rễ).

Thiên môn đông

Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Họ Thiên môn đông – Asparagaceae

Công dụng: Rễ sắc uống chữa ho, tiêu đờm, táo bón. Lá sắc uống chữa cao huyết áp. Ngoài ra, được dùng chữa phế ung, hư lao, ho, thổ huyết, tiêu khát, tân dịch hư tổn, táo bón.

cây thuốc nam Thiên niên kiện

Homalomena occulta (Lour.) Schott

Họ Ráy – Araceae

Công dụng: Tê thấp, kích thích tiêu hoá, bổ gân cốt và chữa đau bụng kinh (Thân rễ sắc uống). Mụn nhọt (Thân rễ giã đắp).

Thóc lép

Desmodium gangeticum (L.) DC.

Họ Đậu – Fabaceae

Công dụng: Thường được dùng làm thuốc rửa vết thương và trị rắn cắn, dùng uống trong chữa bệnh về thận, phù thũng, sỏi mật và ngộ độc. Ở Ấn Độ, rễ được dùng chữa ỉa chảy, sốt mạn tính, thiểu năng mật, ho, nôn, hen suyễn, rắn cắn và bò cạp đốt; rễ và hạt được dùng làm thuốc hạ nhiệt và chống xuất tiết.

Ở Trung Quốc, thân lá dùng trị đòn ngã tổn thương, tử cung trệ xuống, bế kinh; dùng ngoài trị ngứa sần, viêm da thần kinh. Hạt dùng trị đau lưng.

Thồm lồm

Polygonum chinense L.

Họ Rau răm – Polygonaceae

Công dụng: Chữa lỵ, viêm ruột; viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà; viêm gan, đục giác mạc; nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú; mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã.

Thuốc bỏng

Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Họ Thuốc bỏng – Crassulaceae

Công dụng: Làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Cũng dùng chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên nó được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.

Cẩm thạch

Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit. var. variegatus Hort.

Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae

Công dụng: Chữa đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm kết mạc mắt, rết cắn, bọ cạp cắn. Lá dùng trị sổ mũi và chứng bứt rứt. Nhựa mủ của các phần xanh của cây dùng đắp lên mụn cóc, bệnh bạch biến.

cây thuốc nam Thường sơn tía

Phlogacanthus turgidus (Fua ex Hook.) Lind.

Họ Ô rô – Acanthaceae

Công dụng: Trị sốt rét, sốt nóng, nôn mửa, tràng nhạc, báng nước, tiêu đàm kết lại.

cây thuốc nam tía tô
cây thuốc nam tía tô

cây thuốc namTía tô

Perilla frutescens (L.) Britton

Họ Hoa môi – Lamiaceae

Công dụng: Cả cây sắc uống chữa cảm, ho, ngực trướng Lá tía tô được dùng chữa cảm mạo, không có mồ hôi, phong hàn, ho nhiều đờm, ngạt mũi nhức đầu, tiêu hoá kém, nôn mửa, đau bụng, động thai, ngộ độc. Hạt tía tô chữa ho có đờm, hen suyễn, tê thấp.

Tô mộc

Caesalpinia sappan L.

Họ Vang – Caesalpiniaceae

Công dụng: Trị ỉa chảy, lỵ, chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau. Dùng ngoài sắc rửa vết thương. Là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau khi sinh máu ra quá nhiều và tử cung ra máu; còn dùng làm thuốc thanh huyết.

cây thuốc nam Trắc bá

Platycladus orientalis (L.) Franco

Họ Hoàng đàn – Cupressaceae

Công dụng: Trắc bách diệp được dùng làm thuốc cầm máu (thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh…), lợi tiểu tiện, chữa ho sốt và làm thuốc đắng giúp sự tiêu hoá. Bá tử nhân dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.

Trâu cổ

Ficus pumila L.

Họ Dâu tằm – Moraceae

Công dụng: Quả được dùng trị lỵ lâu ngày sinh lòi dom, kinh nguyệt không đều, ít sữa, tắc tia sữa, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, cũng dùng cho người bệnh di tinh, liệt dương, đái ra dưỡng trấp. Dây, rễ dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá được dùng trị viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương cũng dùng trị đinh sang, ngứa lở. Dân gian còn dùng nhựa cây Sộp để bôi ghẻ lở, hắc lào.

cây thuốc nam Trầu không

Piper betle L.

Họ Hồ tiêu – Piperaceae

Công dụng: Chữa nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, đau rang, hôi miệng. Còn dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở, bôi vết bỏng.

Trinh nữ hoang cung

Crinum latifolium L.

Họ Náng – Amaryllidaceae

Công dụng: Dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp; cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Còn dịch lá dùng làm thuốc nhỏ tai chữa đau tai. Chữa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư tử cung (Lá).

cây thuốc nam Vọng giang nam

Senna occidentalis (L.) Link

Họ Vang – Caesalpiniaceae

Công dụng: Hạt được dùng trị huyết áp cao, đau đầu, gan nóng đau mắt; táo bón thường xuyên, lỵ, đau dạ dày, ăn uống khó tiêu; viêm ruột cam tích. Thân và lá dùng ngoài trị rắn cắn và sâu bọ đốt. Lá khô tán bột và hãm uống trị sung huyết phổi. Thân lá hãm uống hay sắc uống trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vối

Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry

Họ Sim – Myrtaceae

Công dụng: Chữa đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng, giải nhiệt (Lá, Nụ hoa). Tê thấp, giảm đau (Vỏ).

cây thuốc nam Vông vang

Abelmoschus moschatus (L.) Medic.

Họ Bông – Malvaceae

Công dụng: Rễ dùng trị nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau, co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày – hành tá tràng và sỏi niệu. Lá dùng trị táo bón, thủy thũng; cũng dùng trị ung sang thũng độc, đau móng mé, gãy xương.

Xạ can

Belamcanda chinensis (L.) DC.

Họ Lay ơn – Iridaceae

Công dụng: Thân rễ xạ can chữa viêm họng, sưng amiđan, sưng vú, tắc tia sữa, đại tiện không thông, đau bụng kinh.

cây thuốc nam xạ đen
cây thuốc nam xạ đen

Xạ đen

Ehretia asperula Zoll. & Mor.

Họ Vòi voi – Boraginaceae

Công dụng: Chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố. Tại Đà Bắc (Hòa Bình), nhân dân dùng chữa u bướu, ung nhọt, viêm gan.

cây thuốc nam Xích đồng nam

Clerodendron japonicum (Thunb.) Sweet

Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae

Công dụng: Rễ sắc uống chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức. Lá tươi giã đắp hoặc rửa vết thương, chữa bỏng, mụn lở. Tại Đà Bắc (Hòa Bình), xích đồng nam được dùng trong bài thuốc chữa khối u trong người.

cây thuốc nam Xoài

Mangifera indica L.

Họ Đào lộn hột – Anacardiaceae

Công dụng: Quả và hạch quả dùng trị ho, tiêu hóa không bình thường, sán khí. Thịt quả dùng trị bệnh hoại huyết và loạn óc. Hạch quả còn dùng trị giun, kiết lỵ và ỉa chảy. Vỏ quả dùng trị kiết lỵ.

Lá dùng trị ho, viêm phế quản mạn, thủy thũng và dùng ngoài trị viêm da, ngứa ngáy ngoài da.

Vỏ thân thường được dùng trị ho, đau sưng họng và đau răng. Nhựa từ vỏ dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và bệnh ngoài da, cũng dùng trị bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều.

Xoan

Melia azedarach L.

Họ Xoan – Meliaceae

Công dụng: Trị giun đũa, giun chỉ, giun kim. Dùng ngoài trị bệnh tinea, ghẻ, eczema, viêm da, mày đay, viêm âm đạo do trichomonas. Lá dùng đun sôi để rửa và thấm nước lau chữa chốc lở, nhiễm trùng ecpet, mảng tròn, mụn nhọt, viêm da.

Xuân hoa đỏ

Hemigraphis glaucescens C.B Clarke

Họ Ô rô – Acanthaceae

Công dụng: Trị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, viêm đại tràng mạn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da. Ngoài ra, nó còn được dùng hỗ trợ để chữa các bệnh phổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, bệnh vẩy nến…

cây thuốc nam Xương rồng ông

Euphorbia antiquorum L.

Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae

Công dụng: Trị viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, đòn ngã, sưng đau. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da và bệnh ecpet mảng tròn. Còn dùng chữa đau răng, sâu răng, làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ và trị ghẻ. Nhựa được dùng chữa xơ gan cổ trướng và nấm ngoài da.

Ở Ấn Độ, nước sắc thân dùng trị bệnh thống phong; nhựa cây được dùng trong điều trị bệnh thấp khớp, đau răng, bệnh đau thần kinh, phù thũng, bại liệt, điếc tai, làm mưng mủ mụn nhọt và dùng ngoài trị một số bệnh ngoài da.

cây thuốc nam Xương sông

Blumea lanceolaria (Wall. ex Roxb.) DC.

Họ Cúc – Asteraceae

Công dụng: Cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế quản; Tưa mồm, trắng lưỡi, viêm miệng; Ðầy bụng đi ngoài, nôn mửa; Sốt co giật ở trẻ em. Lá chườm chữa đau nhức, thấp khớp.

cây thuốc nam Xuyên tâm liên

Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall.ex Nees

Họ Ô rô – Acanthaceae

Công dụng: Cây có tính kháng sinh mạnh, thường dùng chữa sốt, cúm, ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amygdal, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, khí hư, đau bụng kinh, thanh nhiệt, giải độc, ỉa chảy, lỵ, huyết áp cao, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt, ghẻ lở. Dùng ngoài giã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Là một trong những cây thuốc đang được nghiên cứu chữa bệnh HIV-AIDS.

Ý dĩ

Coix lachryma-jobi L.

Họ Hòa thảo – Poaceae

Công dụng: Hạt dùng làm thuốc bổ, phù thũng, viêm ruột, bạch đới, phong thấp, loét dạ dày, loét ổ tử cung, ỉa chảy. Tại Đà Bắc (Hòa Bình), nhân dân sử dụng làm thuốc chữa đau thận.

Với kiến thức qua 8 phần giới thiệu với tổng số 165 cây thuốc nam hay gặp và thường dùng trong quá trình điều trị. Việc hiểu biết về chúng sẽ giúp dân tộc ta là một dân tộc khỏe mạnh.

>> Tham khảo thêm:

 

Tags: